Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng (KST) Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất. | Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG Ở TRẺ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Hồ Thị Hoài Thu*, Trương Hữu Khanh **, Hồ Đặng Trung Nghĩa*** TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng (KST) Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất. Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng VMNTBCAT ở trẻ em. Đối tượng-Phương pháp: nghiên cứu loạt ca tiến cứu mô tả các trường hợp VMNTBCAT nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2013 đến tháng 7/2014. Kết quả: ghi nhận 27 trẻ có tuổi thường lớn (trung vị là 7 tuổi) bị VMNTBCAT, đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ cao (89%) và bệnh thường xảy ra vào 4 tháng cuối năm (74%); bệnh có liên quan đến tiền căn ăn ốc sống/tái hay chơi bắt ốc (48%). Triệu chứng đau đầu thường gặp nhất (96,3%), sốt (63%), dấu màng não (26%); yếu chi (7%) và liệt dây thần kinh số 6 (7%). Bệnh nhân có bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu tăng > 500 tế bào (TB)/mm3 là 85%. Số lượng bạch cầu (BC)/Dịch não tuỷ (DNT) > 500 TB/mm3 là 56%; Số lượng BCAT/DNT có trung vị là 62 TB/mm3. DNT có protein tăng nhẹ; 41 % đường DNT/máu giảm nhẹ < 0,5; lactate trong giới hạn bình thường. Huyết thanh miễn dịch ELISA có 13/27 (48%) dương tính với ký sinh trùng, trong đó Angiostrongylus cantonensis chiếm tỉ lệ cao nhất 37% (10/27). Kết luận: VMNTBCAT thường gặp ở trẻ lớn với tiền sử ăn ốc sống/ chứng nổi bật là đau đầu và sốt kèm gia tăng bạch cầu ái toan trong máu và DNT. Từ khoá: viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, Angiostrongylus cantonensis, trẻ em. ABSTRACT FEATURES OF EPIDEMIOLOGIC AND CLINICAL CHARACTERISTICS AMONG PATIENTS WITH EOSINOPHILIC MENINGITIS .