Bài thuốc Bạch hoa xà – Bán chi liên đã được sử dụng chữa ung thư lâu đời trong dân gian nhưng chưa có dữ liệu khoa học rõ ràng. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi xác định tác động kháng ung thư in vitro và đánh giá độc tính cấp của bài thuốc. | Nghiên cứu khả năng gây độc tế bào ung thư in vitro và độc tính cấp đường uống của bài thuốc Bạch hoa xà – Bán chi liên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ IN VITRO VÀ ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG CỦA BÀI THUỐC BẠCH HOA XÀ – BÁN CHI LIÊN Nguyễn Phương Nam*, Nguyễn Thị Mỹ Nương **, Võ Đình Hưng*, Đỗ Tân Khoa*, Dương Hồng Tố Quyên* TÓM TẮT Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Bài thuốc Bạch hoa xà – Bán chi liên đã được sử dụng chữa ung thư lâu đời trong dân gian nhưng chưa có dữ liệu khoa học rõ ràng. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi xác định tác động kháng ung thư in vitro và đánh giá độc tính cấp của bài thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tác động gây độc tế bào ung thư Hep G2 và MCF-7 của cao chiết nước và cao cồn 45 % của bài thuốc được xác định bằng phương pháp SRB. Cao chiết tiềm năng được tiếp tục đánh giá độc tính cấp trên chuột và chuẩn hóa cao theo tiêu chuẩn của Dược điện Việt Nam. Kết quả: Cao cồn 45% có khả năng gây độc trên dòng tế bào Hep G2, MCF- 7 hiệu quả hơn cao nước với IC50 là 0,61 ± 0,01 (Hep G2) và 0,38 ± 0,01 (MCF-7) mg/mL. Cao chiết cồn 45 % không thể hiện độc tính cấp trên chuột thử nghiệm với liều tối đa 21,18 g cao/kg chuột, tương ứng với 18,20 g cao chiết/kg. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy bài thuốc có khả năng gây độc trên dòng tế bào Hep G2 và MCF-7 và không gây độc trên chuột ở liều 21,18 g/kg chuột. Kết quả của đề tài là cơ sở để tiến hành nghiên cứu tiếp theo trên in vivo. Từ khóa: Bạch hoa xà, Bán chi liên, độc tính tế bào, độc tính cấp. ABSTRACT IN VITRO ANTICANCER ACTIVITY AND IN VIVO ACUTE TOXICITY OF BẠCH HOA XÀ – BÁN CHI LIÊN REMEDY Nguyen Phuong Nam, Nguyen Thi My Nuong, Vo Dinh Hung, Do Tan Khoa, Duong Hong To Quyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 136 – 141 Background and Objectives: The remedy of Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata is empirically