Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- HOÀNG SĨ NAM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60. 34. 04. 10 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trường Đại học Thương Mại Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Bích Loan TS. Chu Thị Thuỷ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Trƣờng họp tại Vào hồi giờ ngày . tháng . năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói chung và DNTMNVV nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước trên thế giới. Vai trò đó được thể hiện qua sự quan tâm và thừa nhận của Chính phủ các nước trên thế giới. Chính phủ và chính quyền địa phương các nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các DNNVV phát triển. Theo hiệp hội các DNNVV (Vinasme), DNNVV hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, thủy sản và thương mại. Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người LĐ, đóng góp vào sự phát triển KT- XH nói chung. DNNVV chiếm khoảng 97% trong tổng số các DN đăng ký tại Viêt Nam. Các DN này đóng góp trên 40% tổng thu nhập quốc nội, hàng năm tạo ra trên nữa triệu lao động, chiếm 51% trong tổng số lao động, trong đó DNTMNVV chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong tổng số DNNVV của cả nước. Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm