Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Thái Duy Tuyên Hoàng Thanh Thúy Phản biện 1: Trần Hữu Hoan Học viện Quản lí Giáo dục Phản biện 2: Phan Văn Tỵ Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Phản biện 3: Phan Thanh Long Đại học Sƣ phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc Gia Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vai trò của người giáo viên trong xã hội hiện đại được xác định vừa là nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa xã hội, nhà cung ứng dịch vụ, nhà nghiên cứu và cũng là người học, do đó họ phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của mình bằng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. Thực tế này đòi hỏi các trường đại học sư phạm (ĐHSP) cần có những thay đổi trong quá trình đào tạo, tập trung phát triển các năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên tương lai, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện bản thân. Mặc dù đã có những định hướng rõ rệt nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường ĐHSP chưa được tổ chức thường xuyên, chủ yếu tập trung ở phong trào thường niên, định kì; chưa được thực hiện ở tất cả các môn học; chưa tạo được động lực nghiên cứu mạnh mẽ để khuyến khích nhiều sinh viên tham gia, do đó chưa thúc đẩy quá trình phát triển năng lực nghiên cứu khoa