Bài giảng Xử lý ảnh - Chương 19: Nhận dạng mẫu: Kích thước đối tượng

Trong chương 18, chúng ta đã giới thiệu về nhận dạng mẫu và đã đề cập đến sự tách và trích các đối tượng từ một cảnh phức tạp. Trong chương này, chúng ta sẽ chỉ ra những vấn đề về đo lường các đối tượng, để có thể nhận biết chúng thông qua các số đo của chúng. Vấn đề này đã tốn rất nhiều giấy mực và ở đây chúng ta chỉ có thể giới thiệu các khái niệm cơ bản mà thôi. Để nghiên cứu chi tiết hơn, độc giả nên tham khảo tài liệu về phân tích ảnh. | Bài giảng Xử lý ảnh - Chương 19: Nhận dạng mẫu: Kích thước đối tượng Ch­¬ng 19 NHẬN DẠNG MẪU: KÍCH THƯỚC ĐỐI TƯỢNG . GIỚI THIỆU Trong chương 18, chúng ta đã giới thiệu về nhận dạng mẫu và đã đề cập đến sự tách và trích các đối tượng từ một cảnh phức tạp. Trong chương này, chúng ta sẽ chỉ ra những vấn đề về đo lường các đối tượng, để có thể nhận biết chúng thông qua các số đo của chúng. Vấn đề này đã tốn rất nhiều giấy mực và ở đây chúng ta chỉ có thể giới thiệu các khái niệm cơ bản mà thôi. Để nghiên cứu chi tiết hơn, độc giả nên tham khảo tài liệu về phân tích ảnh. (Phụ lục 2) . ĐO LƯỜNG KÍCH THƯỚC Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một vài đặc tính hữu dụng phản ảnh kích thước một đối tượng. Những đặc tính này đã trở nên phổ biến vì chúng quan trọng trong các bài toán nhận dạng mẫu khác nhau và chúng rất thích hợp cho phân tích ảnh số. Thứ nhất nó rất thuận tiện để tính giới hạn không gian dưới dạng các điểm ảnh và giới hạn quang trắc (photometric) dưới dạng mức xám. Sau đó, chiều dài diện tích có thể được xác định bằng cách nhân chúng với khoảng cách điểm ảnh hay diện tích một điểm ảnh thích hợp. Đường cong xác định quang trắc của bộ số hoá có tác dụng như một phương tiện chuyển đổi mức xám thành đơn vị quang trắc. Thường thì đây là một biểu thức tuyến tính đơn giản. Các phép toán điểm bất kỳ (chương 6) được thực hiện trên ảnh cũng phải được sáng tỏ trong sự xác định quang trắc. . Diện tích và chu vi Diện tích của một đối tượng nói chung là một phép đo kích thước đối tượng thích hợp. Tuỳ thuộc vào đường bao của đối tượng mà một phép đo diện tích thường không để ý đến những thay đổi mức xám bên trong. Chu vi của một đối tượng rất hữu dụng trong việc phân biệt hình dạng đơn giản và phức tạp giữa các đối tượng. Một đối tượng có hình dạng đơn giản sử dụng chu vi nhỏ hơn để bao quanh diện tích của nó. Các phép đo diện tích và chu vi được tính toán dễ dàng trong suốt quá trình trích một đối tượng từ một ảnh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.