Bài viết làm rõ ảnh hưởng của vấn đề Campuchia đối với sự chuyển biến của quan hệ Việt Nam-ASEAN trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia bị các nước ASEAN lên án là hành động “xâm lược”, gây bất ổn trong khu vực, từ đó quá trình bình thường hóa quan hệ bị đình trệ. | Vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam - Asean (1979-1995) Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 5-13 VẤN ĐỀ CAMPUCHIA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN (1979-1995)* Hoàng Hải Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài 25/02/2019, ngày nhận đăng 24/4/2019 Tóm tắt: Vấn đề Campuchia (1979 - 1991) là trọng tâm trong quan hệ quốc tế của khu vực Đông Nam Á sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Bài viết làm rõ ảnh hưởng của vấn đề Campuchia đối với sự chuyển biến của quan hệ Việt Nam-ASEAN trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia bị các nước ASEAN lên án là hành động “xâm lược”, gây bất ổn trong khu vực, từ đó quá trình bình thường hóa quan hệ bị đình trệ. Tuy nhiên, sự chủ động, tích cực của hai bên nhằm giải quyết thành công xung đột chính trị tại Campuchia đã giúp hàn gắn mối quan hệ khu vực và thúc đẩy nhanh quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. 1. Đặt vấn đề Sự đối đầu giữa các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam và việc lôi kéo các nước ASEAN (gồm các thành viên đầu tiên sáng lập ra tổ chức ASEAN (8/8/1967): Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore) vào khối quân sự SEATO đã tạo ra những chia rẽ, đối đầu giữa các nước Đông Nam Á. Không khí căng thẳng tiếp tục bao trùm khu vực sau sự việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (1979). Nhóm nước ASEAN cho rằng đây là hành động xâm lược nên từ lập trường “đối thoại” lại chuyển sang “đối đầu, cô lập” Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Vấn đề Campuchia đã làm bộc lộ những mâu thuẫn tiềm ẩn ở Đông Nam Á trong những năm đầu của “thời kỳ sau Việt Nam”. Các nước ASEAN tìm thấy một mẫu số chung là nỗi ám ảnh về sức mạnh và ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực, về “nguy cơ cộng sản” nên đã tiến hành lên án và đòi Việt Nam phải rút quân khỏi .