Xoá bỏ tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, yêu cầu cấp thiết của đào tạo theo học chế tín chỉ

Bài viết trình bày thực trạng thụ động trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm xoá bỏ tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ. | Xoá bỏ tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, yêu cầu cấp thiết của đào tạo theo học chế tín chỉ Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 43 XOÁ BỎ TÌNH TRẠNG THỤ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ . Bùi Loan Thùy Giám đốc Thư viện Trường ĐHKHXH&NV đã bước sang năm thứ 3 triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Khi gặp gỡ, trao đổi với nhau về phương pháp dạy, nhiều giảng viên vẫn than phiền về sự thụ động trong học tập của SV khối ngành KHXH&NV. Sự thụ động này đang là một vấn đề bức xúc vì những biểu hiện của nó ai cũng có thể nhận thấy một cách khá dễ dàng. Ví dụ: - SV không nắm vững chương trình học toàn khóa, chương trình học của từng năm, từng học kỳ được sắp xếp như thế nào, phải làm gì để đạt hiệu quả tối ưu từ chương trình ấy. - SV ít quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến nội dung trong môn học đó để đối phó với thi cử. - Việc chuẩn bị bài ở nhà chưa được SV xem trọng, nếu có chuẩn bị thì còn quá sơ sài, nhằm đối phó với giảng viên là chính. Không đọc tài liệu, tìm hiểu về bài học trước khi đến lớp nghe giảng cho dù trong tay đã có chương trình học, giáo trình, tài liệu. - Nếu như có chăm chỉ đến lớp thì chủ yếu để nghe giảng, ghi chép và hoàn toàn dựa vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của giảng viên, chỉ học và thực hiện những gì do giảng viên yêu cầu chứ không tự tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. - Chỉ ghi chép, ghi nhớ các tên tuổi, ngày tháng, sự kiện . chứ không đi sâu tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của những sự kiện ấy, không tích cực động não suy nghĩ để nắm được bản chất của vấn đề. Ít suy nghĩ liên hệ giữa những gì đang học với những gì đã học, giữa nội dung học và thực tế cuộc sống. - Ít thắc mắc về nội dung học tập, ít phát biểu ý kiến trong lớp, không thích thảo luận hay dựa dẫm ỷ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
182    215    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.