Bài viết trình bày khảo sát bệnh viêm ruột hoại tử theo phân độ Bell cải tiến ở trẻ sơ sinh điều trị tại khoa Sơ Sinh và Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2. | Bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 theo phân độ Bell cải tiến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở TRẺ SƠ SINH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 THEO PHÂN ĐỘ BELL CẢI TIẾN Nguyễn Thụy Hạnh Ngân*, Trần Thị Hoài Thu**, Lê Nguyễn Nhật Trung* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát bệnh viêm ruột hoại tử theo phân độ Bell cải tiến ở trẻ sơ sinh điều trị tại khoa Sơ Sinh và Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca Kết quả: Khảo sát 89 trẻ viêm ruột hoại tử trong thời gian 1/2010 – 1/2015. Trong đó 77/89 (86,5%) trẻ có CNLS dưới 2500 gram và 75/89 (84,3%) bệnh nhi tuổi thai dưới 36 tuần. Chỉ 10% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, 90% trẻ bú sữa công thức. Bệnh lý đi kèm thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết (88,8%), sanh ngạt (69,7%), suy hô hấp (52,8%), sử dụng kháng sinh kéo dài trên 5 ngày (53,9%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: chướng bụng 85/89 (95,5%), dịch dạ dày ứ 83/89 (93,3%), có máu trong phân 65/89 (73%), ọc dịch bất thường 53/89 (59,6%), sốt >=380C chiếm tỉ lệ 22/89 (24,7%), sốc 38/89 (42,7%). Siêu âm: quai ruột chướng hơi 31/89 (34,8%), dày thành ruột 21/89 (23,6%), hình ảnh viêm phúc mạc 23/89 (25,8%), hơi trong tĩnh mạch cửa 6/89 (6,7%), hơi trong thành ruột (1,1%). X quang bụng :quai ruột dãn cố định 44,89 (49,4%), hơi trong thành ruột 35/89 (39,3%), dày thành ruột 23/89 (25,8%), hơi trong tĩnh mạch cửa 8/89 (9%). Công thức máu: thiếu máu (77,5%), giảm tiểu cầu (80,9%), tăng CRP (71,9%), toan chuyển hóa (83,1%), hạ natri máu (67,5%) và rối loạn đông máu (64%). Cấy máu dương tính 30/89 (33,7%), Klebsiella pneumonia xuất hiện nhiều nhất 6/30 (20%). Theo phân độ Bell cải tiến có 32/89 (36%) trẻ viêm ruột hoại tử ở giai đoạn IIIA, 11/89 (12%) giai đoạn IIIB, 10/89 (11,2%) giai đoạn IIA, 31/89 (34,8%) giai đoạn IIB và 5/89 (5,6%) trẻ giai đoạn I. Có 33/89 (37%) trẻ có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tỉ