Bài viết phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế: khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Phân tích, đánh giá khái quát quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các đối tượng áp dụng; thủ tục hành chính thuế cơ bản như khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; khiếu nại, tố cáo về thuế. Đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, xây dựng cơ chế thực hiện, nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. | Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Đoàn Mạnh Hải Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế: khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Phân tích, đánh giá khái quát quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các đối tượng áp dụng; thủ tục hành chính thuế cơ bản như khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; khiếu nại, tố cáo về thuế. Đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, xây dựng cơ chế thực hiện, nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. Keywords: Quản lý thuế; Hải quan; Pháp luật Việt Nam Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thời gian qua, thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập sâu kinh tế quốc tế, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các sắc thuế đã được ban hành tương đối đồng bộ, phạm vi điều chỉnh toàn diện, quy định về thủ tục theo hướng đơn giản, minh bạch. Trong quá trình thực thi, vướng mắc phát sinh thường xuyên được xem xét tháo gỡ, nội dung không phù hợp, còn thiếu được chú trọng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Cho nên, ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế ngày càng được nâng cao; vai trò của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cũng từng bước được tăng cường. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, pháp luật quản lý .