Bài viết với nội dung: vị trí, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa; thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trung tâm và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. | Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khóa cho sinh viên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Thiếu tá, ThS. Hoàng Đức Giang Giảng viên - Khoa Chính trị 1. Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là một nội dung có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, là điều kiện thuận lợicho sinh viên được rèn luyện một số kĩ năng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện năng khiếu của bản thân; được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóa không có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốt hơn, nâng cao sự hiểu biếtvà hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lý luận các môn học nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. Hiện nay trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ được thể hiện thông qua hoạt động thể thao ngoại khoá theo Quy định Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ những phân tích trên ta có thể quan niệm: HĐNK là những hoạt động cho .