Trên cơ sở trình bày và xem xét quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết QHQT, bài viết đưa ra một số nhận xét như: Các lý thuyết QHQT đều ra đời từ phương Tây và phát triển cũng chủ yếu ở phương Tây; Việc xây dựng các lý thuyết QHQT đều được xây dựng trên cơ sở khoa học; Các lý thuyết QHQT đều có xu hướng phát triển theo hướng liên ngành, đa ngành; Việc xây dựng lý thuyết QHQT không chỉ nhằm giải thích quá khứ, hướng dẫn hành động trong hiện tại mà còn để dự báo tương lai; Hầu hết các lý thuyết QHQT ra đời trước năm 1945 đều dựa trên quan điểm duy vật và chú ý đến tính quy luật trong sự vận động QHQT; Việc phát triển lý thuyết QHQT thường đi kèm với tư duy phê phán và sự tranh luận; Việc ứng dụng lý thuyết QHQT khá phổ biến ở các nước phát triển trong khi điều này có phần hạn chế hơn ở các nước đang phát triển. | Sự phát triển của lý thuyết quan hệ quốc tế Sự phát triển của lý thuyết quan hệ quốc tế Hoàng Khắc Nam(*) Tóm tắt: Lý thuyết Quan hệ quốc tế (QHQT) là tập hợp quan điểm tương đối bao quát về QHQT trên cơ sở lý luận chung. Trong nghiên cứu QHQT, có nhiều lý thuyết và cách phân loại lý thuyết khác nhau. Nhìn chung, các lý thuyết này đều có năm mục đích chính là: Khái quát và mô tả thực tiễn QHQT, tìm hiểu bản chất QHQT, giải thích các hiện tượng QHQT, dự báo và hướng dẫn hành động. Việc nghiên cứu QHQT đã xuất hiện từ lâu nhưng các lý thuyết QHQT được hình thành khá muộn. Trước thế kỷ XX, chưa có lý thuyết QHQT nào được định hình rõ rệt mà thường chỉ là các quan điểm lẻ tẻ và chưa được hệ thống. Sau thế kỷ XX và nhất là sau năm 1945, các lý thuyết QHQT đã có sự phát triển mạnh mẽ và khá đa dạng. Sự phát triển này vẫn được tiếp tục thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Trên cơ sở trình bày và xem xét quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết QHQT, bài viết đưa ra một số nhận xét như: Các lý thuyết QHQT đều ra đời từ phương Tây và phát triển cũng chủ yếu ở phương Tây; Việc xây dựng các lý thuyết QHQT đều được xây dựng trên cơ sở khoa học; Các lý thuyết QHQT đều có xu hướng phát triển theo hướng liên ngành, đa ngành; Việc xây dựng lý thuyết QHQT không chỉ nhằm giải thích quá khứ, hướng dẫn hành động trong hiện tại mà còn để dự báo tương lai; Hầu hết các lý thuyết QHQT ra đời trước năm 1945 đều dựa trên quan điểm duy vật và chú ý đến tính quy luật trong sự vận động QHQT; Việc phát triển lý thuyết QHQT thường đi kèm với tư duy phê phán và sự tranh luận; Việc ứng dụng lý thuyết QHQT khá phổ biến ở các nước phát triển trong khi điều này có phần hạn chế hơn ở các nước đang phát triển. Từ khóa: Lý thuyết, Quan hệ quốc tế Lý thuyết QHQT là tập hợp quan điểm tưởng (images), truyền thống tư duy (tradi- tương đối bao quát về QHQT trên cơ sở lý tions),. mà nhiều khi “chúng có thể được gọi luận chung. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chung là