Việt Nam ngay từ năm 2005 đến nay tuy nằm trong số các quốc gia xếp loại “Cảnh giác” nhưng luôn không trong số 50 quốc gia có chỉ số thất bại và luôn được đánh giá là thành công hơn nhiều so với Trung Quốc. Điều này phản ánh Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực đáng kể ở những lĩnh vực về cải cách kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô về chính trị. Việt Nam thành công thứ 4 trong khối ASEAN. Nền kinh tế tuy vẫn có lên xuống về tốc độ tăng trưởng, nhưng không có bất ổn chính trị và những biến động kinh tế-xã hội vẫn ở mức chưa làm thay đổi nhiều về thứ bậc các chỉ số thành phần. | Việt Nam trong chỉ số thành bại của các quốc gia 2005-2016 Việt Nam trong chỉ số thành bại của các quốc gia 2005-2016 Hồ Sĩ Quý(*) Tóm tắt: Chỉ số thành bại của các quốc gia (FSI) được Quỹ vì Hòa bình (Mỹ) công bố từ năm 2005 trên tạp chí Foreign Policy. Kể từ đó, hàng năm Báo cáo FSI được đón nhận nồng nhiệt. Cũng có những ý kiến phê phán, nhưng đa số các học giả và các quốc gia, kể cả các quốc gia bị rơi vào thứ hạng tiêu cực vẫn thừa nhận phương pháp đánh giá quốc gia thất bại là tương đối khách quan. Chí ít đó cũng là những căn cứ để mỗi quốc gia tự nhìn nhận mình. Ngay cả Mỹ từ năm 2005 đến nay cũng không được xếp hạng tốt tương xứng với vị thế siêu cường số một. Dĩ nhiên, như mọi Think-tank khác, Quỹ vì Hoà bình tiến hành nghiên cứu xếp hạng quốc gia thất bại trước hết nhằm phục vụ nhu cầu chiến lược của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến tính khách quan, khoa học của vấn đề. Phản ứng của dư luận chắc chắn sẽ là căn cứ để các nghiên cứu trở nên hoàn thiện hơn. Việt Nam ngay từ năm 2005 đến nay tuy nằm trong số các quốc gia xếp loại “Cảnh giác” nhưng luôn không trong số 50 quốc gia có chỉ số thất bại và luôn được đánh giá là thành công hơn nhiều so với Trung Quốc. Điều này phản ánh Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực đáng kể ở những lĩnh vực về cải cách kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô về chính trị. Việt Nam thành công thứ 4 trong khối ASEAN. Nền kinh tế tuy vẫn có lên xuống về tốc độ tăng trưởng, nhưng không có bất ổn chính trị và những biến động kinh tế-xã hội vẫn ở mức chưa làm thay đổi nhiều về thứ bậc các chỉ số thành phần. Từ khóa: Chỉ số thành bại của các quốc gia (FSI), Báo cáo FSI, Chỉ báo xã hội, Chỉ báo kinh tế, Chỉ báo chính trị, Failed States Index, Fragile States Index I. Báo cáo thường niên về sự thành bại của cứu định lượng thường niên của Quỹ vì các quốc gia và bộ công cụ đo đạc FSI Hòa bình (Fund for Peace, được thành lập năm 1957, một Think-tank độc lập thuộc