Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel; Xây dựng được mô hình thực nghiệm xác định sự tạo cặn lắng trên bề mặt vách được gia nhiệt; | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel MỞ ĐẦU Một trong những nghiên cứu quan trọng về việc sử dụng nhiên liệu diesel là nghiên cứu cơ bản về sự tạo cặn lắng trong động cơ. Quá trình tạo cặn lắng trong buồng cháy động cơ là một hiện tượng phức tạp gây ra nhiều vấn đề khác nhau như giảm hiệu suất, tăng lượng phát thải và gây hư hỏng động cơ diesel. Các nghiên cứu về cặn trên động cơ được tiến hành nhằm đánh giá các tác động của cặn đến động cơ và cách thức hình thành, phát triển của chúng. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay về cặn được thực hiện bằng cách sử dụng kết quả thống kê từ các khảo sát và kiểm tra trên động cơ thực, điều đó đòi hỏi thời gian thử nghiệm kéo dài dẫn tới chi phí thử nghiệm rất cao và thường gây hư hỏng cho động cơ trong quá trình thử nghiệm cặn lắng. Do đó, đề tài “Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển của cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel khi sử dụng một số nhiên liệu phổ biến ở Việt Nam như diesel và diesel sinh học; - Xác định và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel; - Xây dựng được mô hình thực nghiệm xác định sự tạo cặn lắng trên bề mặt vách được gia nhiệt; - Xây dựng được mô hình toán để đánh giá xu hướng hình thành và phát triển của cặn lắng theo thời gian. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhiên liệu diesel sẵn có trên thị trường Việt Nam: diesel và diesel sinh học; Một số loại động cơ diesel cỡ nhỏ điển hình; Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản cơ chế hình thành cặn lắng của các giọt nhiên liệu lỏng khi tương tác với vách buồng cháy động cơ diesel thông qua mô hình tạo cặn trên bề mặt vách được gia nhiệt. Dựa trên cơ sở là các hiện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.