Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được các đặc trưng quá trình cháy của nhiên liệu biodiesel có nguồn gốc từ dầu hạt cao su trong động cơ diesel; Đánh giá được ảnh hưởng của tỷ lệ biodiesel thay thế đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phát thải cũng như thông số vận hành của động cơ diesel; Đưa ra khuyến cáo sử dụng biodiesel cho động cơ diesel hoạt động đạt hiệu quả nhất và nâng cao công năng sử dụng. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình cháy của nhiên liệu biodiesel trong động cơ đốt trong -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Có thể nói rằng việc tìm kiếm, nghiên cứu sử dụng các dạng nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống đang cạn kiệt dần để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đã và đang trở thành chính sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Vì vậy việc tìm ra nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường là điều rất quan trọng và cần thiết. Do nhiên liệu biodiesel có sự khác biệt về tính chất hóa-lý và đặc tính cháy so với nhiên liệu diesel truyền thống nên sẽ tác động đến các thông số đặc trưng của quá trình cháy và các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ diesel. Chính vì vậy, trong giới hạn nghiên cứu ở Việt Nam, thấy rằng việc “Nghiên cứu quá trình cháy của nhiên liệu biodiesel trong động cơ đốt trong” mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được các đặc trưng quá trình cháy của nhiên liệu biodiesel có nguồn gốc từ dầu hạt cao su trong động cơ diesel; Đánh giá được ảnh hưởng của tỷ lệ biodiesel thay thế đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phát thải cũng như thông số vận hành của động cơ diesel; Đưa ra khuyến cáo sử dụng biodiesel cho động cơ diesel hoạt động đạt hiệu quả nhất và nâng cao công năng sử dụng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Động cơ diesel Mazda WL-Turbo 4 kỳ, 4 xylanh thẳng hàng, buồng cháy phụ (hình trụ nối chỏm cầu) được lắp trên ô tô Mazda 2500 và Ford Ranger, được sử dụng tương đối phổ biến trong giao thông đường bộ tại Việt Nam. - Hỗn hợp nhiên liệu biodiesel nguồn gốc từ dầu hạt cao su có tỷ lệ pha trộn 15%, 20%, 25%, 30% (B15, B20, B25, B30) và DO (diesel truyền thống). Phạm vi nghiên cứu: - Về lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết về quá trình