Mục đích nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở phương pháp XRR phi tuyến không dừng, xây dựng mô hình số và chương trình tính toán; tổ chức thử nghiệm và sử dụng phần mềm để xác định và kiểm chứng các kết quả tính toán đặc tính khí động của cánh KCB khi chuyển động gần mặt giới hạn có xét tới ảnh hưởng của dòng khí sau cánh quạt ở vùng tốc độ nhỏ, dưới âm. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đặc tính khí động của cánh nâng khí cụ bay khi chuyển động gần mặt giới hạn có xét đến ảnh hưởng của dòng khí sau cánh quạt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ TRẦN QUỐC CƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG CỦA CÁNH NÂNG KHÍ CỤ BAY KHI CHUYỂN ĐỘNG GẦN MẶT GIỚI HẠN CÓ XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG KHÍ SAU CÁNH QUẠT Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật Mã số: 62 52 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. Lã Hải Dũng 2. GS. TSKH Nguyễn Đức Cương Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Thế Mịch Phản biện 2: PGS. TS Trịnh Hồng Anh Phản biện 3: TS Ngô Trí Thăng Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án tiến sĩ và họp tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự vào hồi .giờ, ngày . tháng năm . Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Khoa học và Công nghệ quân sự - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của luận án Đối với các loại máy bay cánh quạt, khi máy bay cất hạ cánh trên mặt đường băng bê tông (hoặc trên mặt đất nện), cũng như các loại tàu đệm khí động khi lướt và bay là trên mặt nước, do có sự tác động tương hỗ giữa mặt giới hạn (mặt đường băng, mặt nước) cùng với luồng khí thổi sau cánh quạt, đã làm thay đổi hình ảnh dòng chảy bao quanh cánh khiến cho đặc tính của cánh nói riêng và của cả khí cụ bay nói chung thay đổi, gây ảnh hưởng đến các tính năng cất hạ cánh, tính ổn định và tính điều khiển của chúng. Khái niệm về mặt giới hạn (như mặt đường băng bê tông, mặt đất nện, mặt nước ) được hiểu là mặt kết thúc của môi trường mà trong đó KCB chuyển động. Về mức độ ảnh hưởng của dòng khí sau cánh quạt đến các đặc tính khí động của cánh tuy đã được đánh giá sơ bộ bằng các công thức thực nghiệm nhưng về cơ chế của các sự tác động tương hỗ .