Trong bài viết này, dựa vào việc phân tích những đặc điểm địa chấn của tầng chứa khí hydrat, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích các mặt cắt địa chấn dầu khí để chỉ ra triển vọng khí hydrat tại vùng nước sâu Tư Chính - Vũng Mây, Việt Nam. | Nghiên cứu ứng dụng địa chấn trong tìm kiếm khí hydrat khu vực Tư Chính - Vũng Mây Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 1; 2016: 21-31 DOI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỊA CHẤN TRONG TÌM KIẾM KHÍ HYDRAT KHU VỰC TƯ CHÍNH - VŨNG MÂY Phan Thiên Hương1*, Nguyễn Thanh Tùng2, Bùi Thị Hạnh2 1 Bộ môn Địa vật lý, Trường Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội 2 Trung tâm EPC, Viện Dầu khí Việt Nam * E-mail: huongpt@ Ngày nhận bài: 25-8-2015 TÓM TẮT: Sự cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống như dầu khí, than đá là yếu tố thúc đẩy các nhà khoa học tìm kiếm nguồn năng lượng mới và khí hydrat được coi là đối tượng thay thế nhiều tiềm năng nhất. Tại Việt Nam, khí hydrat cũng được quan tâm trong những năm gần đây, một dự án lớn nghiên cứu về khí hydrat tại Biển Đông đã bắt đầu được triển khai, tuy nhiên sự hiểu biết về bản chất khí hydrat bằng tài liệu địa vật lý nói chung và địa chấn nói riêng vẫn còn đang rất hạn chế. Chính vì vậy phân tích và áp dụng phương pháp địa chấn dựa trên nguồn tài liệu trong tìm kiếm dầu khí sẽ được coi là phương pháp chủ đạo, hiệu quả trong giai đoạn đầu của công tác tìm kiếm khí hydrat tại Việt Nam. Trong bài báo này, dựa vào việc phân tích những đặc điểm địa chấn của tầng chứa khí hydrat, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích các mặt cắt địa chấn dầu khí để chỉ ra triển vọng khí hydrat tại vùng nước sâu Tư Chính - Vũng Mây, Việt Nam. Từ khóa: Ứng dụng địa chấn, khí hydrat, Tư chính - Vũng Mây. MỞ ĐẦU những tác động xấu đến môi trường sống của khí hydrat cũng cần phải xem xét. Sự tồn tại Trên thế giới khí hydrat (GH) đã được tìm GH tại phần nông của bề mặt trái đất làm cho thấy từ khá lâu, như tại Siberia, mỏ khí nó dễ bị thay đổi (khí thoát ra) khi có sự thay Mesoyakha năm 1969, hay tại giếng khoan trên đổi về mặt vật lý (nhiệt độ, áp suất) và hóa học núi Elbert, Alaska năm 2007. Tại châu Á, Ấn của bề mặt trái đất.