Thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam khá đa dạng, có 6 giống với 30 loài (vùng biển ven bờ Đà Nẵng có 21 loài và Quảng Nam có 25 loài), chiếm 60% thành phần loài thuộc họ cá mú ở vùng rạn san hô Việt Nam (50 loài) và bằng 42% số loài ở vùng biển Việt Nam (72 loài), bằng 24% số lượng loài thuộc họ cá mú ở Biển Đông (126 loài). | Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 4; 2016: 405-417 DOI: ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC HỌ CÁ MÚ (SERRANIDAE) VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÀ NẴNG VÀ QUẢNG NAM Võ Văn Quang1*, Lê Thị Thu Thảo1, Nguyễn Thị Tường Vi2, Trần Thị Hồng Hoa1, Nguyễn Phi Uy Vũ1, Trần Công Thịnh1 1 Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Khoa Sinh-Môi trường, Đại học Sư phạm Đà Nẵng * E-mail: quangvanvo@ Ngày nhận bài: 9-12-2015 TÓM TẮT: Thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam khá đa dạng, có 6 giống với 30 loài (vùng biển ven bờ Đà Nẵng có 21 loài và Quảng Nam có 25 loài), chiếm 60% thành phần loài thuộc họ cá mú ở vùng rạn san hô Việt Nam (50 loài) và bằng 42% số loài ở vùng biển Việt Nam (72 loài), bằng 24% số lượng loài thuộc họ cá mú ở Biển Đông (126 loài). Trong đó, giống cá song Epinephelus có số lượng loài nhiều nhất, với 17 loài. Số loài cá mú ở vùng biển ven bờ của Đà Nẵng và Quảng Nam đa dạng hơn các khu vực phía bắc như Quảng Ninh, ven bờ Bắc Trung Bộ; đồng thời cũng có số lượng loài nhiều hơn ở vùng rạn san hô quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên thấp hơn vùng biển ven bờ Khánh Hòa (36 loài). Thành phần loài cá mú ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam có mức tương đồng cao với các khu vực ở phía bắc như Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ và Hồng Kông; có mức tương đồng thấp hơn so với vùng rạn san hô ven bờ Nam Trung Bộ, rạn san hô quần đảo Trường Sa, rạn san hô Việt Nam và vùng biển Việt Nam; thấp nhất là với Đài Loan. Các loài thường xuyên bắt gặp là cá mú kẻ mờ (Cephalopholis boenak) chiếm 43%, loài cá song gio (Epinephelus awoara): 18% và loài cá mú (E. stictus): 16%. Chiều dài khai thác các loài cá mú nhìn chung đều tập trung ở nhóm loài