So sánh hiệu quả gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacaine với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng và gối

Ropivacaine là loại thuốc tê mới, so với bupivacaine thì ít độc hại hơn, cho thấy cảm giác và phong bế vận động có sự phân biệt lớn. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều trị đau sau mổ với phác đồ kết hợp truyền ngoài màng cứng liên tục và bệnh nhân tự điều khiển (PCEA) sử dụng ropivacaine có thể cho kết quả tốt hơn so với bupivacaine. | So sánh hiệu quả gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacaine với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng và gối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học SO SÁNH HIỆU QUẢ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ROPIVACAINE VỚI BUPIVACAINE ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG VÀ GỐI Phạm Tường Linh*, Nguyễn Ngọc Anh** Đặt vấn đề: Ropivacaine là loại thuốc tê mới, so với bupivacaine thì ít độc hại hơn, cho thấy cảm giác và phong bế vận động có sự phân biệt lớn. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều trị đau sau mổ với phác đồ kết hợp truyền ngoài màng cứng liên tục và bệnh nhân tự điều khiển (PCEA) sử dụng ropivacaine có thể cho kết quả tốt hơn so với bupivacaine. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, không mù. Bệnh nhân thay khớp háng và khớp gối với ASA I, II, III, từ 10/2014 đến 7/2015 chia làm hai nhóm. Họ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ sử dụng ropivacaine 2mg/ml hoặc bupivacaine 1,25 mg/ml. Cả hai loại thuốc tê được truyền với tốc độ 6 ml/giờ, bệnh nhân tự bấm khi đau 2ml, thời gian khóa 20 phút, Theo dõi mức độ đau lúc nghỉ và lúc vận động sau mổ, tổng liều thuốc tê, mức độ phong bế vận động, tỷ lệ tác dụng phụ trong khoảng thời gian 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Kết quả: Có 38 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả ropivacaine và bupivacaine có tác dụng giảm đau tốt tương đương nhau, trong khi đó mức độ phong bế vận động nhiều hơn đối với nhóm điều trị bằng bupivacaine. Kết luận: Mặc dù có tác dụng giảm đau tương tự, truyền ngoài màng cứng của ropivacain kết hợp với PCEA cung cấp sự hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với liều lượng bằng nhau của bupivacain do ít phong bế vận động hơn. Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, lạnh run và bí tiểu rất hiếm ở cả hai nhóm. Từ khóa: giảm đau ngoài màng cứng; bệnh nhân tự kiểm soát đau; ropivacain; buvivacain; thay háng và khớp gối; đau sau phẫu thuật. ABSTRACT

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
101    492    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.