Bài viết trình bày việc xác định và so sánh các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh X quang giúp phân biệt bệnh phổi NTM từ PTB ở những bệnh nhân có xét nghiệm tìm trực khuẩn kháng acid cồn (AFB) trong đàm dương tính và thất bại điều trị. | Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh X quang của bệnh phổi do Mycobacterium không lao so với bệnh lao phổi ở bệnh nhân có trực khuẩn kháng acid dương tính trong đàm và thất bại điều trị lao Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG CỦA BỆNH PHỔI DO MYCOBACTERIUM KHÔNG LAO SO VỚI BỆNH LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRỰC KHUẨN KHÁNG ACID DƯƠNG TÍNH TRONG ĐÀM VÀ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ LAO Nguyễn Đức Lập*, Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tự Phương Thảo**, Lê Hồng Ngọc*** TÓM TẮT Mở đầu: Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh phổi do mycobacteria không lao (nontuberculous mycobacterial – NTM) và lao phổi là vấn đề quan trọng trong lâm sàng. Điều trị bệnh phổi do NTM và lao phổi khác nhau. Nhiều bệnh nhân có xét nghiệm đờm soi tìm trực khuẩn kháng axít cồn (Acid Fast Bacilli – AFB) dương được điều trị kháng lao không cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh các biểu hiện lâm sàng, kết quả X quang phổi ở bệnh phổi do NTM và lao phổi. Mục tiêu: Xác định và so sánh các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh Xquang giúp phân biệt bệnh phổi NTM từ PTB ở những bệnh nhân có xét nghiệm tìm trực khuẩn kháng acid cồn (AFB) trong đàm dương tính và thất bại điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng Tám năm 2014, chúng tôi thu nhận được 182 bệnh nhân có AFB trong đờm dương tính và thất bại điều trị lao. Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh học thực hiện trong quá trình chẩn đoán được phân tích. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 138 bệnh nhân lao phổi và 44 bệnh nhân bệnh phổi do NTM với tuổi trung bình là 43,3 ± 15,1 năm (từ 17-80 tuổi). Ở những bệnh nhân lao phổi, tuổi trung bình là 40,7 ± 14,3 tuổi, nam / nữ = 2,9: 1; các triệu chứng thường gặp nhất là ho, khạc đờm, ho ra máu, sụt cân, sốt, khó thở, đau ngực (93,3%, 59,7%, 18,1%, 16,8%, 13,8%, 10,1%, 7,9% tương ứng); tổn thương trên hình ảnh học thường gặp nhất là xơ sẹo, thâm nhiễm, tạo hang, xẹp phổi, giãn phế quản, khí phế thũng .