Hiệu quả nuôi dưỡng và khả năng dung nạp của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic, so với Isocal, trên bệnh nhân nặng kém dung nạp lactose

Bài viết trình bày việc so sánh hiệu quả nuôi dưỡng và khả năng dung nạp của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic, so với isocal, trên bệnh nhân nặng kém dung nạp lactose. | Hiệu quả nuôi dưỡng và khả năng dung nạp của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic, so với Isocal, trên bệnh nhân nặng kém dung nạp lactose Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ NUÔI DƯỠNG VÀ KHẢ NĂNG DUNG NẠP CỦA SỮA ĐẬU NÀNH BỔ SUNG SỮA BỘT NGUYÊN KEM VÀ PROBIOTIC, SO VỚI ISOCAL, TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG KÉM DUNG NẠP LACTOSE Tạ Thị Tuyết Mai*, Bùi Khắc Hoài Anh*, Nguyễn Ngọc Kim Ngân*, Huỳnh Văn Ân*, Ngô văn Thành*, Đỗ Thị Liên*, Nguyễn Duy Khang*, Nghiêm Nguyệt Thu** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sự dung nạp và sự an toàn của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem với sữa chuẩn là Isocal ở bệnh nhân nặng kém dung nạp lactose. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: So sánh hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của sữa công thức 1 và 2 với sữa chuẩn là Isocal ở người bằng sự thay đổi nồng độ albumin, prealbumin, giá trị tổng hợp của 3 thông số albumin hay prealbumin với lympho đếm và cholesterol huyết thanh sau 4,7,14 ngày thử nghiệm trên 189 bệnh nhân nặng kém dung nạp lactose. Đánh giá sự dung nạp bằng tình trạng tiêu chảy và tồn lưu. Và đánh giá sự an toàn của dung dịch sữa pha bằng cách cấy mẫu sữa 2 giờ sau pha. Kết quả: Sau ngày thứ 4 thử nghiệm, prealbumin huyết thanh của nhóm được nuôi bằng sữa công thức 2, tăng cao hơn prealbumin huyết thanh của nhóm được nuôi bằng sữa Isocal, 2,639 mg/dl và 0,026 mg/dl, p=0,001. Sau 1 tuần can thiệp có 42,1% bệnh nhân được nuôi bằng sữa công thức 2 có mức tăng prealbumin >4 mg/dl/tuần (chuẩn đồng hóa) cao hơn bệnh nhân được nuôi bằng sữa công thức 1 và sữa chuẩn (34% và 22,2%, p=0,044). Sau 2 tuần can thiệp chỉ có bệnh nhân nuôi bằng sữa công thức 2 có mức tăng albumin > 2g/l (chuẩn đồng hóa) là 3,7g/l và cao hơn bệnh nhân nuôi bằng sữa công thức 1 và Isocal có ý nghĩa thống kê (0,5 và 1,1 g/l với p=0,006 và p=0,026). 62,5% bệnh nhân nuôi bằng sữa công thức 2 so với 37% bệnh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.