Nhịp nhanh kịch phát trên thất với phức bộ QRS hẹp thì khá phổ biến và được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter được xem là phương pháp có hiệu quả để điều trị khỏi loại loạn nhịp này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cho thấy kết quả của chúng tôi về việc điều trị NNVVLNNT và NNVVLNT bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter. | Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp do vòng vào lại nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT QRS HẸP DO VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT HOẶC VÒNG VÀO LẠI NHĨ THẤT BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO QUA CATHETER Tôn Thất Minh *, Lương Văn Sinh ** TÓMTẮT Mở đầu: Nhịp nhanh kịch phát trên thất với phức bộ QRS hẹp thì khá phổ biến và được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter được xem là phương pháp có hiệu quả để điều trị khỏi loại loạn nhịp này. Tuy nhiên, sự an toàn, hiệu quả, biến chứng và tái phát vẫn chưa được nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn ở những trường hợp nhịp nhanh trên thất phức bộ QRS hẹp có vòng vào lại tại nút nhĩ thất (NNVVLNNT) hoặc nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (NNVVLNT). Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu nhằm cho thấy kết quả của chúng tôi về việc điều trị NNVVLNNT và NNVVLNT bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Từ tháng 04/2012 – 03/2013 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức chúng tôi đã thu thập được 99 bệnh nhân với nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp có vòng vào lại tại nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất. Tất cả bệnh nhân đều được khảo sát điện sinh lý và điều trị bằng tần số sóng radio qua catheter, gồm 62 bệnh nhân có NNVVLNNT và 37 bệnh nhân có NNVVLNT. Các bệnh nhân được theo dõi 3 tháng sau xuất viện về các biến chứng và tái phát. Kết quả: Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ thành công chung cho cả hai nhóm là 98,99%. Qua phân tích riêng từng nhóm, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thành công trong nhóm NNVVLNNT là 100% và NNVLNT là 97,3%. Trong nghiên cứu có 2 bệnh nhân bị biến chứng nặng, chiếm 2,02% và 9 bệnh nhân bị biến chứng nhẹ chiếm 9,09%. Chỉ duy nhất 1 bệnh nhân bị block AV độ 3 cần đặt máy tạo .