Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da với đường vào tối thiểu điều trị sỏi thận. Lấy sỏi thận qua da với đường vào tối thiểu là phương pháp điều trị sỏi thận an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi 88,6%. | Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da với đường vào tối thiểu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN QUA DA VỚI ĐƯỜNG VÀO TỐI THIỂU Nguyễn Hoàng Đức*, Lê Mạnh Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da với đường vào tối thiểu điều trị sỏi thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu hàng loạt ca, 70 trường hợp sỏi thận được lấy sỏi qua da với đường vào tối thiểu tại bệnh viện Pháp Việt và bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 1/2014 đến 6/2016. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân 54 ± 10,7. Sỏi thận bên trái chiếm 60%. Hình thái của sỏi: 57,1% sỏi bể thận; 21,4% sỏi bán san hô; 7,3% san hô; 14,2% sỏi đài dưới thận. Trung bình kích thước dọc sỏi 24 mm ± 6,3. Thời gian mổ trung bình 86 phút ± 20,1. Trung bình thời gian nằm viện sau mổ 2,5 ngày ± 1,3. Biến chứng phẫu thuật Clavien loại 1 gặp ở 17,1%; loại 2 ở 12,8%. Tỷ lệ sạch sỏi 1 tháng sau phẫu thuật 88,6%. Kết luận: Lấy sỏi thận qua da với đường vào tối thiểu là phương pháp điều trị sỏi thận an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi 88,6%. Từ khoá: Sỏi thận, lấy sỏi thận qua da ABSTRACT SHORT TERM OUTCOMES OF MINI – PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY IN THE TREATMENT OF RENAL CALCULUS Nguyen Hoang Duc, Le Manh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * No 6 - 2016: 241 - 245 Objectives: to evaluate the efficacy of mini-percutaneous nephrolithotomy in the treatment of renal calculus. Patients and methods: prospectively reviewed cases of 70 patients who had mini-percutaneous nephrolithotomy done in FV Hospital and the University Medical Centre from January 2014 to June 2016. Results: mean age of patients was 54 ± 10,7 years old. 60% of stones were in the left kidneys. Stone morphology: 57,1% renal pelvic stones; 21,4% partial staghorn stones; 7,3% staghorn stones and 14,2% lower calyceal stones. Mean longitudial size of