Phản ứng của trẻ đối với hai kỹ thuật gây tê ngấm tại chỗ mới: So sánh giữa gây tê hàm trên ở mặt ngoài và mặt khẩu cái

Bài viết trình bày việc đánh giá và so sánh phản ứng đau của trẻ khi gây tê ngấm hàm trên phía hành lang và phía khẩu cái sau khi bôi tê bề mặt với EMLA 5%. | Phản ứng của trẻ đối với hai kỹ thuật gây tê ngấm tại chỗ mới: So sánh giữa gây tê hàm trên ở mặt ngoài và mặt khẩu cái Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 PHẢN ỨNG CỦA TRẺ ĐỐI VỚI HAI KỸ THUẬT GÂY TÊ NGẤM TẠI CHỖ MỚI: SO SÁNH GIỮA GÂY TÊ HÀM TRÊN Ở MẶT NGOÀI VÀ MẶT KHẨU CÁI Phan Ái Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá và so sánh phản ứng đau của trẻ khi gây tê ngấm hàm trên phía hành lang và phía khẩu cái sau khi bôi tê bề mặt với EMLA 5%. Phương pháp:Thử nghiệm lâm sàng mù đơn, song song, thực hiện trên 62 trẻ có hành vi hợp tác (Frankl 3 hoặc 4) trong độ tuổi 4 – 10 (trung bình 6,37 ± 1,71),có chỉ định gây tê tại chỗ hàm trên do yêu cầu nhổ răng. Mỗi trẻ được gây tê phía hành lang (kỹ thuật cắn – tựa – giật) và phía khẩu cái (kỹ thuật song song) sau khi gây tê bề mặt với EMLA 5%. Một phẫu thuật viên thực hiện toàn bộ các gây tê trong nghiên cứu. Ngay sau đó đánh giá biểu hiện đau của trẻ lúc đâm kim và lúc bơm thuốc tê (theo bảng đánh giá đau của Diana Ram). Sau mỗi mũi tiêm, hỏi trẻ cảm giác về gây tê theo thang đoWong & Baker Facial Pain Scale (WBFPS). Kết quả: cho thấy toàn bộ trẻ (trong điều kiện nghiên cứu) có cảm giác đau ở mức độ 0 – 2 theo thang đau Wong & Baker cho cả 2 kỹ thuật gây tê (hành lang với kỹ thuật cắn – tựa – giật, khẩu cái với kỹ thuật song song). Tuy nhiên trong đánh giá phản ứng đau khách quan, trẻ ít thể hiện “động đậy tay” và “nhíu mày” có ý nghĩa thống kê khi gây tê phía hành lang so vớigây tê phía khẩu cái. Kết luận: Không có sự khác biệt trong phản ứng đau giữa gây tê hành lang và gây tê khẩu cái ở trẻ em. Từ khóa: phản ứng đau, gây tê ngấm tại chỗ hàm trên, kỹ thuật cắn – tựa – giật, kỹ thuật song song. ABSTRACT REACTIONS OF CHILDREN TO MAXILLARY INFILTRATION: A COMPARISON OF PAIN ON INJECTIONS AT BUCCAL SITE VERSUS PALATAL SITE Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 250 - 254 Objective: To evaluate the

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.