Bài viết xác định tỉ lệ bếp trưởng của các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động có kiến thức và thực hành VSATTP đúng tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015; Xác định các mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu với kiến thức VSATTP. | Kiến thức, thực hành của bếp trưởng các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động về vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BẾP TRƯỞNG CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ NẤU ĂN LƯU ĐỘNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Nguyễn Hữu Hoàng*, Trần Hữu Vinh*, Nguyễn Đỗ Phúc**, Đặng Văn Chính** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tìm hiểu kiến thức và thực hành của bếp trưởng các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động về VSATTP là cần thiết, đây là cơ sở đề ra giải pháp can thiệp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bếp trưởng của các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động có kiến thức và thực hành VSATTP đúng tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015; Xác định các mối liên quan giữa đặc tính mẫu nghiên cứu với kiến thức VSATTP. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả 89 bếp trưởng, được phỏng vấn trực tiếp và quan sát thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi soạn sẵn từ tháng 03/2015 đến tháng 08/2015. Kết quả nghiên cứu: 50% bếp trưởng có tiếp nhận thông tin kiến thức VSATTP. Bếp trưởng có kiến thức VSATTP chung đúng 21%, trong đó tỉ lệ bếp trưởng có kiến thức VSATTP đúng về điều kiện cơ sở 34,8%; điều kiện thiết bị, dụng cụ 34,8%; điều kiện con người 74,2%. Bếp trưởng có thực hành VSATTP chung đúng 9%, trong đó tỉ lệ có thực hành đúng về chế biến, bảo quản thực phẩm thấp nhất 11,2%; mang đầy đủ trang phục bảo hộ cá nhân 61,8%; thực hiện đảm bảo vệ sinh cá nhân 64%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tuổi nghề, nghiệp vụ nấu ăn với kiến thức VSATTP (pNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 safety practice accounted for 9% of which the proportion of chefs having practice on food processing and preservation was , personal protective clothes , personal hygiene 64%. There were statistically significant associations between .