Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không. | Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989 QUY PHẠM NỐI ĐẤT VÀ NỐI KHÔNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN (TCVN 475689) Cơ quan biên soạn : Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Thủ trưởng cơ quan : Nguyễn An Lương, PTS, Viện trưởng Chủ nhiệm đề tài : Văn Đình An, PTS, phó phòng An toàn điện Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động. Người thực hiện : Lê Thị Thanh, KS, cán bộ nghiên cứu phòng An toàn điện, Viện Bảo hộ lao động Cơ quan đề nghị ban hành: Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cơ quan trình duyệt : Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thủ trưởng cơ quan : Hoàng Mạnh Tuấn, KS, Phó Tổng cục trưởng. Cơ quan xét duyệt và ban hành : ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Thủ trưởng cơ quan : Đoàn Phương, PTS, phó chủ nhiệm ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Quyết định ban hành số : 639/QĐ, ngày 06 / 12/1989 Tiêu chuẩn việt nam nhóm e Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN475689 . Soát xét lần 1 Code of ground conection and Có hiệu lực từ “0” conection of electrical 01011991 equipments 2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không. Các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn này phù hợp với từ ngữ trong tiêu chuẩn TCVN 325679 và thuật ngữ trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này thay thế cho QPVN 1378 1. YÊU CẦU CHUNG. Các mạng điện xoay chiều điện áp đến 1000V có thể có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc có điểm trung tính cách ly. Các mạng điện một chiều có thể có điểm giữa nối đất trực tiếp hoặc có điểm giữa cách ly, còn các nguồn điện một pha có thể có một đầu ra nối đất trực tiếp hoặc có cả hai đầu ra cách ly .