Nghị định quy định các cấp chính quyền, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức), chủ doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi tắt là chủ doanh nghiệp) tôn trọng quyền gia nhập công đoàn của người lao động và thành lập công đoàn theo Điều lệ công đoàn Việt Nam. Việc thành lập một tổ chức công đoàn, từ công đoàn cơ sở trở lên phải được công đoàn cấp trên có thẩm quyền quyết định công nhận mới có tư cách pháp nhân. | Nghị định Số 133-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20-4-1991 hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 133HĐBT NGÀY 2041991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT CÔNG ĐOÀN HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981; Căn cứ Luật công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990; Sau khi thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, NGHỊ ĐỊNH Điều 1 1. Các cấp chính quyền, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức), chủ doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi tắt là chủ doanh nghiệp) tôn trọng quyền gia nhập công đoàn của người lao động và thành lập công đoàn theo Điều lệ công đoàn Việt Nam. 2. Việc thành lập một tổ chức công đoàn, từ công đoàn cơ sở trở lên phải được công đoàn cấp trên có thẩm quyền quyết định công nhận mới có tư cách pháp nhân. Sau khi thành lập, Công đoàn gửi văn bản có kèm theo bản sao quyết định công nhận của công đoàn cấp trên có thẩm quyền đến cơ quan, đơn vi, tổ chức, chủ doanh nghiệp có liên quan thông báo rõ tên công đoàn, ngày thành lập, trụ sở làm việc, danh sách Ban chấp hành công đoàn và Chủ tịch công đoàn để xây dựng quan hệ công tác giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động. Điều 2 Việc thành lập Hội những người lao động, trước hết là trong tiểu thủ công nghiệp, do công đoàn chỉ đạo. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội những người lao động. Điều 3 1. Các Bộ, Uỷ ban, Nhà n|ớc, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ) phối hợp chặt chẽ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc soạn thảo các dự án kinh tế xã hội, pháp luật, chính sách, chế độ có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động. Các cấp chính quyền từ quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) trở lên, cơ quan hành chính, sự nghiệp khi bàn và thực hiện nhiệm vụ .