U mô đệm đường tiêu hóa là dạng u tế bào trung mô hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột non là vị trí thường gặp nhất. Chẩn đoán trước và trong phẫu thuật thường khó khăn, chỉ nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch (CD117) để chẩn đoán xác định sau phẫu thuật. U có tiềm năng ác tính từ thấp đến cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên sau đó kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích với thuốc ức chế tyrosin kinase chuyên biệt (imatinib). | Kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Nguyễn Phú Hữu*, Đỗ Minh Hùng*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Đỗ Bá Hùng* TÓM TẮT Mở đầu: U mô đệm đường tiêu hóa là dạng u tế bào trung mô hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột non là vị trí thường gặp nhất. Chẩn đoán trước và trong phẫu thuật thường khó khăn, chỉ nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch (CD117) để chẩn đoán xác định sau phẫu thuật. U có tiềm năng ác tính từ thấp đến cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên sau đó kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích với thuốc ức chế tyrosin kinase chuyên biệt (imatinib). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật. Thiết kế: Báo cáo hàng loạt ca, 79 trường hợp GIST được phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân từ 1/2010 đến 7/2015. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: tỉ lệ nam: nữ là 0,93:1. Tuổi trung bình 55 ± 14. Phân bố vị trí bướu ở đường tiêu hóa theo thứ tự như sau: thực quản (1,3%), dạ dày (54,4%), ruột non và mạc treo ruột non (), trực trực tràng (), nơi khác trong ổ bụng (5,1%). Triệu chứng thường gặp: đau bụng (63,3%), sờ thấy bướu (26,6%), xuất huyết tiêu hóa và thiếu máu (24,1%), tắc ruột (5,1%), triệu chứng khác (18,9%), đặc biệt không có triệu chứng (). Các xét nghiệm cận lâm sàng thường gợi ý chẩn đoán chứ không đặc hiệu bao gồm siêu âm bụng, CT-Scan ổ bụng, nội soi cũng như X quang dạ dày và đại tràng. Phương pháp phẫu thuật cắt trọn bướu (), cắt bướu và cơ quan bị xâm lấn (8,9%), sinh thiết bướu (2,5%), không tai biến cũng như biến chứng nặng sau phẫu thuật. Có 3 bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật. Kết luận: GIST thường được chẩn đoán sau phẫu thuật nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch với CD117, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường đa .