Bài viết trình bày khảo sát quy trình tách chiết tốt nhất để thu được hàm lượng polyphenol cao nhất từ rễ cây mướp gai (Lasia spinosa L.) nhằm sử dụng trong việc kháng khuẩn, kháng nấm và kháng oxy hóa. | Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxy hóa của hợp chất polyphenol chiết xuất từ rễ cây mướp gai (Lasia spinosa L.) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM, KHÁNG OXY HÓA CỦA HỢP CHẤT POLYPHENOL CHIẾT XUẤT TỪ RỄ CÂY MƯỚP GAI (LASIA SPINOSA L.) Nguyễn Minh Cẩm Tiên*, Phạm Ngọc Khôi** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các nghiên cứu lâm sàng trong và ngoài nước đã chứng minh khả năng sử dụng của các hợp chất sinh học có nguồn gốc từ thực vật trong việc phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và bệnh ngoại khoa để thay thế dần việc sử dụng kháng sinh như hiện nay, đặc biệt là các hợp chất polyphenol có trong thực vật. Cây mướp gai (Lasia spinosa L.) được xem là cây dược liệu quý hiếm đang được nhiều nước trên thế giới khai thác và hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loại cây này tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tách chiết đến hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxy hóa của cây mướp gai tại Đồng Nai. Mục tiêu: Khảo sát quy trình tách chiết tốt nhất để thu được hàm lượng polyphenol cao nhất từ rễ cây mướp gai (Lasia spinosa L.) nhằm sử dụng trong việc kháng khuẩn, kháng nấm và kháng oxy hóa. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết polyphenol từ rễ cây mướp gai. Hàm lượng polyphenol được xác định bằng phương pháp so màu, hoạt tính chống oxy hóa được xác định dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH. Xác định khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp đặt đĩa kháng sinh đối với các chủng Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella typhi; kháng nấm của cao chiết đối với chủng Candida ablican. Kết quả: Dung môi ethanol 90%, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (1/6), thời gian 150 phút, nhiệt độ 60oC cho hiệu suất chiết tách polyphenol từ rễ cây mướp gai .