Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên thường được phân loại: do vỡ giãn và không do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ). Và ở bệnh nhân xơ gan, ngoài nguyên nhân XHTH do vỡ giãn TMTQ đã được xác định thì có đến 30 – 40% nguyên nhân xuất huyết là do loét dạ dày tá tràng. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà lâm sàng trong việc xử trí cấp cứu ở các bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH. | Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 TỶ LỆ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN NHẬP VIỆN VÌ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hà Vũ*, Ngô Thị Thanh Quýt** TÓM TẮT Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên thường được phân loại: do vỡ giãn và không do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ). Và ở bệnh nhân xơ gan, ngoài nguyên nhân XHTH do vỡ giãn TMTQ đã được xác định thì có đến 30 – 40% nguyên nhân xuất huyết là do loét dạ dày tá tràng. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà lâm sàng trong việc xử trí cấp cứu ở các bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH. Tuy nhiên, tỉ lệ loét dạ dày tá tràng trên bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngangthực hiện trên225 bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2014 – 03/2015 Kết quả: Trong số 225 bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH, tuổi trung bình là 56,15± 13,1 tuổi, tỉ lệ nam/ nữ là 3/1. Phân loại Child – Pugh A, B, C lần lượt là 19,1%, 37,3%, và 43,6%. Nguyên nhân gây xơ gan thường gặp nhất là rượu và viêm gan siêu vi. Tỉ lệ XHTH do loét dạ dày tá tràng là 36% và do vỡ giãn TMTQ là 64%. Kết luận: Tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân xơ gan nhập viện vì XHTH vào khoảng 36% Từ khoá: Xơ gan, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. ABSTRACT PREVALENCE OF GASTRO DUODENAL ULCERS IN CIRRHOTIC PATIENTS WHO HAVE BEEN HOSPITALIZED WITH GASTROINTESTINAL BLEEDING. Ha Vu, Ngo Thi Thanh Quyt * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 94 - 98 Background: Upper gastrointestinal bleeding is usually classified as either variceal or non-variceal. In cirrhotic patients, variceal bleeding has been extensively studied but 30–40% of cirrhotic patients who bleed .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.