Mô hình “câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

Giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 - 6 tuổi, đặc biệt từ 0 - 3 tuổi là “giai đoạn vàng” đã được các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc) quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ trước và đem lại kết quả vô bờ trong sự phát triển của trẻ. Ở nước ta, việc nghiên cứu, tiếp nhận những kết quả đó đã được quan tâm và triển khai từ những năm đầu của thế kỉ XXI. | Mô hình “câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi” JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 26-31 This paper is available online at MÔ HÌNH “CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH GIÁO DỤC SỚM TRẺ EM TỪ 0 – 3 TUỔI” 1 Từ Đức Văn và 2 Nguyễn Thị Nhỏ 1 Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Giáo dục; Học viện Quản lí giáo dục Tóm tắt. Giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 - 6 tuổi, đặc biệt từ 0 - 3 tuổi là “giai đoạn vàng” đã được các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc) quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ trước và đem lại kết quả vô bờ trong sự phát triển của trẻ. Ở nước ta, việc nghiên cứu, tiếp nhận những kết quả đó đã được quan tâm và triển khai từ những năm đầu của thế kỉ XXI. Đặc biệt trong những năm gần đây Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (Tiếng Anh là IPD) đã triển khai mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi”. Qua việc triển khai mô hình này ở một số địa phương theo 10 chủ đề giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi, chúng tôi đã khẳng định: Mô hình câu lạc bộ gia đình có tính khoa học và thực tiễn cao. Với các chủ đề giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi đã giúp các bậc cha mẹ dễ hiểu, dễ thực hành, thực sự thu hút sự tham gia tích cực của các thành viên tham gia câu lạc bộ và đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ về nội dung, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ em ở vùng nông thôn. Từ khóa: Giáo dục sớm, trẻ em 0 - 3 tuổi, mô hình, câu lạc bộ gia đình. 1. Mở đầu Trong những năm đầu thập niên của thể kỉ XXI, các công trình nghiên cứu về giáo dục sớm cho trẻ em 0 - 6 tuổi của một số nước phát triển [1; 2; 3] đã được du nhập, vận dụng và triển khai cho trẻ em Việt Nam. Trong đó phải kể đến việc tiếp nhận, tổ chức nghiên cứu có hệ thống bài bản của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (Viết tắt tiếng Anh là IPD - INSTITUTE OF EDUCATION FOR .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.