Đối thoại trong tiểu thuyết Tôtem sói của Khương Nhung

Đối thoại trong Tôtem sói vừa là nội dung vừa là nghệ thuật, có đối thoại truyền thụ tri thức, có đối thoại bảo vệ quan điểm, có đối thoại tình cảm, có đối thoại luận đề. Qua đối thoại, tác giả Khương Nhung trình bày những quan điểm về thế giới tự nhiên, về sự ứng xử với môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên và dân tộc học, xã hội học. | Đối thoại trong tiểu thuyết Tôtem sói của Khương Nhung JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 122-130 This paper is available online at ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT TÔTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG Nguyễn Thị Tịnh Thy Khoa Ngữ văn, Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Đối thoại trong Tôtem sói vừa là nội dung vừa là nghệ thuật, có đối thoại truyền thụ tri thức, có đối thoại bảo vệ quan điểm, có đối thoại tình cảm, có đối thoại luận đề. Qua đối thoại, tác giả Khương Nhung trình bày những quan điểm về thế giới tự nhiên, về sự ứng xử với môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên và dân tộc học, xã hội học. Những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết Tôtem sói vừa có chức năng dẫn dắt sự kiện, tăng sinh cốt truyện; vừa thực hiện chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn học. Điều đó khiến cho tác phẩm cuốn hút người đọc không chỉ bằng cái được kể mà còn bằng cách kể, tạo nên những cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ, giữa người đọc và tác giả - văn bản, người đọc và người đọc. Và việc tiếp nhận – đối thoại này rất cần chính kiến và sự phản biện của người đọc. Từ khóa: Đối thoại, tự nhiên, môi trường, dân tộc học, người đọc. 1. Mở đầu Nửa đầu thế kỉ XX, trong các công trình khoa học của mình, nhà lí luận đã đề ra thuyết đối thoại trong văn học. Qua tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki, khẳng định: “Tất cả đều là phương tiện, đối thoại là mục đích. Một tiếng nói không kết thúc gì hết và không giải quyết gì hết. Hai tiếng nói là cái tối thiểu của sự sống, cái tối thiểu của tồn tại” [1;235]. Đối thoại trong tiểu thuyết chính là việc “dẫn dắt chủ đề theo một số tiếng nói khác nhau, là bản thân tính nhiều tiếng nói, tính khác tiếng nói về nguyên tắc”. Đối thoại thực chất là thể hiện sự đối lập về lập trường tư tưởng của nhân vật, làm nên đặc điểm đa thanh, phức điệu cho tác phẩm. Đối thoại trong tiểu thuyết Tôtem .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
187    24    1    27-11-2024
15    16    4    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.