Hợp tác với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non

Nội dung bài viết này đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên hợp tác tốt với cha mẹ trẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Các biện pháp bao gồm: hiểu gia đình trẻ, duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ, tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động ở trường mầm non, cung cấp thông tin về chăm sóc - giáo dục trẻ cho cha mẹ. | Hợp tác với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 25-30 This paper is available online at HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG MẦM NON Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hợp tác với cha mẹ là một kĩ năng quan trọng của giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên hợp tác tốt với cha mẹ trẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Các biện pháp bao gồm: hiểu gia đình trẻ, duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ, tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động ở trường mầm non, cung cấp thông tin về chăm sóc- giáo dục trẻ cho cha mẹ. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, hợp tác với cha mẹ, trẻ khuyết tật, trường mầm non. 1. Mở đầu Cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và phát triển trẻ em đặc biệt ở độ tuổi mầm non. Ngày nay, vấn đề củng cố vai trò của cha mẹ và tạo những điều kiện cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ giáo dục gia đình cho trẻ mầm non đang rất được quan tâm. Cả lí thuyết và thực tiễn đều cho thấy rằng: nền tảng cho sự thành công của chương trình giáo dục mầm non cho trẻ khuyết tật là sự quan tâm, cộng tác của gia đình, là sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của các bậc cha mẹ và những người thân của trẻ [6]. Trường mầm non muốn thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện cần phải dựa vào gia đình, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ. Trong đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006- 2015 đã xác định: ”Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [3]. Nhiệm vụ phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng đã được quy định tại Điều lệ Trường mầm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.