Bài viết này tập trung phân tích hai khía cạnh trong các quy định đó. Một là, quy định việc cắt đặt số lượng Xã trưởng tương ứng với từng loại xã; Hai là, định rõ tiêu chuẩn bầu chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm đối với chức danh Xã trưởng. | Việc quản lí bộ máy chính quyền cấp xã của nhà nước Lê sơ thông qua chức danh Xã trưởng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 17-22 This paper is available online at VIỆC QUẢN LÍ BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA NHÀ NƯỚC LÊ SƠ THÔNG QUA CHỨC DANH XÃ TRƯỞNG Phan Ngọc Huyền Khoa Lịch sử, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dưới thời Lê sơ (1428 - 1527), nhà nước đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lí bộ máy chính quyền cấp xã thông qua chức danh Xã trưởng. Thông qua nguồn tư liệu chủ yếu là các văn bản điển chế và pháp luật thời Lê sơ, bài viết này tập trung phân tích hai khía cạnh trong các quy định đó. Một là, quy định việc cắt đặt số lượng Xã trưởng tương ứng với từng loại xã; Hai là, định rõ tiêu chuẩn bầu chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm đối với chức danh Xã trưởng. Từ khóa: Xã trưởng, Chính quyền cấp xã, Lê sơ. 1. Mở đầu Trong mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến trung ương và địa phương (trong đó có làng xã), việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền thống nhất đòi hỏi triều đình trung ương phải nắm được địa phương, bắt địa phương (làng xã) phải phục tùng theo quỹ đạo quản lí chung của nhà nước. Trong suốt thời kì dài của lịch sử, làng xã truyền thống của người Việt vốn được coi là những “pháo đài xanh” bất khả xâm phạm với tính tự trị khá cao. Đến thời Lê sơ, vấn đề đặt ra cho nhà nước phong kiến trung ương là phải hạn chế được tối đa tính tự trị của làng xã. Muốn làm được điều ấy, nhà nước trước hết phải quản lí được bộ máy chính quyền làng xã mà người đứng đầu là Xã trưởng. Bằng điển chế và pháp luật, nhà nước trung ương thời Lê sơ (1428 – 1527) đã có nhiều biện pháp quản lí bộ máy chính quyền cơ sở thông qua chức danh Xã trưởng. 2. Nội dung . Quy định việc cắt đặt số lượng xã trưởng tương ứng với từng loại xã Đầu thời Lê, nhà nước đã đặt ra chức quan đứng đầu đơn