Đời sống của người dân, điển hình là nông dân Nam Định có sự thay đổi lớn dưới công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Thực dân Pháp đầu tư ngày càng nhiều tư bản và không ngừng tìm kiếm các giải pháp về kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. | Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884-1945 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 30-36 This paper is available online at ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN NAM ĐỊNH THỜI THUỘC ĐỊA (1884 – 1945) Dương Văn Khoa Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đời sống của người dân, điển hình là nông dân Nam Định có sự thay đổi lớn dưới công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Thực dân Pháp đầu tư ngày càng nhiều tư bản và không ngừng tìm kiếm các giải pháp về kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Diện tích gieo trồng, sản lượng, năng suất trong nông nghiệp không ngừng được cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân Nam Định không ngừng đi xuống, biểu hiện rõ ở thu nhập, ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần của họ. Cuộc sống khốn khổ, bế tắc của những người nông dân đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh và phát triển ngày càng mạnh mẽ, hòa vào phong trào đấu tranh của dân tộc kể từ khi Đảng ta ra đời lãnh đạo. Từ khóa: Nông dân Nam Định, thời thuộc địa (1884 – 1945), thực dân Pháp, đời sống. 1. Mở đầu Nam Định thời Pháp thuộc là đối tượng được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tiêu biểu có thể kể đến: Gallen, Chapoulart Camille với cuốn“La province et la ville de Nam Dinh”, xuất bản năm 1933 [6], Nguyễn Ôn Ngọc với Nam Định dư địa chí, xuất bản năm 1885, Nguyễn Tường Phượng với “Khoa thi hương năm Tân Mão (1891)” và cuốn “Địa chí Nam Định” của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, xuất bản năm 2003. Các công trình của các học giả nêu trên đã ít nhiều đề cập đến một số nét về đời sống của người nông dân Nam Định và điểm khái quát nội dung tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời kì ấy. Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt. Trên cơ sở kế thừa một số kết quả của các nhà nghiên