Bài viết tiến hành khảo sát hệ thống thanh điệu Cao Lao Hạ, bắt đầu bằng việc miêu tả những đặc trưng ngữ âm – âm vị học trên bình diện đồng đại, sau đó phân tích các quá trình biến đổi lịch sử của hệ thanh, và từ đó, kết hợp với các tài liệu lịch sử, khảo cổ thử giải thích nguyên nhân của những hiện tượng khác biệt, bất thường đó. | Thanh điệu và vấn đề cơ tầng Chăm trong thổ ngữ Cao Lao Hạ (Bố Trạch, Quảng Bình) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 THANH ĐIỆU VÀ VẤN ĐỀ CƠ TẦNG CHĂM TRONG THỔ NGỮ CAO LAO HẠ (BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH) NGUYỄN VĂN LỢI * Mở đầu Thôn Cao Lao Hạ nay thuộc xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ lâu đã dược các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học quan tâm. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, một số tác giả nhận thấy ngôn ngữ của cư dân Cao Lao Hạ có nhiều hiện tượng đặc biệt, không thuần nhất trong hệ thống ngữ âm, nhất là trong hệ thống thanh điệu. Trong báo cáo này, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống thanh điệu Cao Lao Hạ, bắt đầu bằng việc miêu tả những đặc trưng ngữ âm – âm vị học trên bình diện đồng đại, sau đó phân tích các quá trình biến đổi lịch sử của hệ thanh, và từ đó, kết hợp với các tài liệu lịch sử, khảo cổ thử giải thích nguyên nhân của những hiện tượng khác biệt, bất thường đó. 1. Cao Lao Hạ và vấn đề vị trí thành Khu Túc xưa Thành Khu Túc, tuy không phải là quốc đô, hay một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của Lâm Ấp, nhưng được nhắc đến khá sớm và thường xuyên trong các thư tịch cổ Trung Quốc ; và cũng nhờ đó, những người nghiên cứu cổ sử Việt Nam, lịch sử Cham Pa có thêm những hiểu biết về nhà nước Lâm Ấp. H. Maspéro (1928) cho rằng dựa trên những ghi chép của các sử gia Trung Quốc, nhà nước Lâm Ấp được hình thành khá sớm. Theo Hậu Hán Thư, từ năm 192 sau Công Nguyên, người đứng đầu Lâm Ấp là Khu Liên (Zhu Lian) đã tuyên bố thành lập vương quốc và bắt đầu có quan hệ bang giao với người Hán. Các thế kỉ sau đó, quan quân các triều đại phong kiến Trung Hoa từ Hán, Đường, đến Tống đã nhiều lần tiến đánh Lâm Ấp. * GS. TS, Viện Ngôn ngữ 4 Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Nguyeãn Vaên Lôïi Khu Túc (thường được phiên âm ra tiếng Anh Qu su) lần đầu tiên được nói đến trong sách “Thuỷ Kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên (469 – 527 sau CN) đời Bắc .