Thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp trong tiếng Việt

Bài viết nghiên cứu thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp trong tiếng Việt dựa trên kết quả khảo sát những thành ngữ trong các Từ điển thành ngữ tiếng Việt, nhận thấy các thành ngữ có ý nghĩa cực cấp được biểu hiện trong cả hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ không phải so sánh. | Thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp trong tiếng Việt Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 THÀNH NGỮ BIỂU HIỆN Ý NGHĨA CỰC CẤP TRONG TIẾNG VIỆT PHẠM HÙNG DŨNG* 1. Ý nghĩa “cực cấp” (superlative/superlatif) là sự diễn đạt nghĩa tột độ, tột cùng, tột đỉnh, không thể hơn được nữa và cũng không thể so sánh hơn được nữa về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Người Việt thường dùng các hình thức biểu hiện như béo như trâu trương, cao như núi, đen như cột nhà cháy, bé hạt tiêu, nghèo rớt mồng tơi, dốt đặc cán mai, Đây là các thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp đặc trưng của tiếng Việt. Bài viết đề cập đến đặc điểm hình thức của thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp trong tiếng Việt. 2. Thành ngữ tiếng Việt đa dạng về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và dụng học được các nhà Việt ngữ học đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Theo phân loại của Hoàng Văn Hành, thành ngữ tiếng Việt có 3 kiểu loại : kiểu loại 1 : thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng ; kiểu loại 2 : thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng ; kiểu loại 3 : thành ngữ so sánh [2]. Dựa trên kết quả khảo sát những thành ngữ trong các Từ điển thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy các thành ngữ có ý nghĩa cực cấp được biểu hiện trong cả hai loại : thành ngữ so sánh và thành ngữ không phải so sánh. . Thành ngữ biểu hiện ý nghĩa cực cấp có yếu tố so sánh So sánh (compare) là một thao tác tư duy nên phép so sánh là một hình thức diễn đạt phổ quát của ngôn ngữ. Thông thường, người ta cho rằng “So sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém. So sánh với bản gốc. So sánh lực lượng hai bên. Lập bảng so sánh.” [9]. Hay nói rõ hơn “So sánh là đưa một vật ra xem xét sự giống nhau, khác nhau, sự hơn kém về một phương diện với một khác được coi là chuẩn. Có thể không phải chỉ một mà là nhiều sự * ThS, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn 132 Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Phaïm Huøn g Duõng vật, nhiều thuộc tính được so sánh”. Dựa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.