Báo viết đề cập đến việc sử dụng phương pháp phân tích XRF để định lượng hàm lượng của 49 nguyên tố có mặt trong các mẫu đất được lấy đến độ sâu khoảng 11m tại hai phẫu diện Trảng Bom, Đồng Nai và Hố Bò, Củ Chi. Kết quả phân tích đa biến cho thấy phẫu diện Hố Bò là phẫu diện thuần và phẫu diện Trảng Bom là phẫu diện không thuần. Một vài nguyên tố như K, V, As, Mg, Cs và Mn phân bố không đều trong đất. Đây là những số liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường và thổ nhưỡng. | Sử dụng phương pháp huỳnh quang tia X để phân tích sự phân bố của những nguyên tố trong đất theo độ sâu Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 12 năm 2007 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HUỲNH QUANG TIA X ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BỐ CỦA NHỮNG NGUYÊN TỐ TRONG ĐẤT THEO ĐỘ SÂU Thái Khắc Định * 1. Mở đầu Trong các nghiên cứu về thổ nhưỡng, địa chất thì việc phân tích định lượng nguyên tố chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Trong đó, việc tìm hiểu sự hiện diện và phân bố của những nguyên tố trong đất cũng rất quan trọng vì đất là môi trường cho con người sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu liên quan nhưng tất cả chỉ mới dừng ở tầng bề mặt (độ sâu tối đa là 70 cm) với lí do đây là tầng canh tác các cây lương thực thực phẩm chủ yếu. Vì vậy, đề tài có tham vọng nghiên cứu những tầng đất sâu hơn (có độ sâu tối đa đến 6,5m tại Trảng Bom và 11,5m tại Hố Bò) để có một bức tranh tổng thể về sự phân bố của các nguyên tố theo độ sâu. Từ đó có thể đánh giá được tác động của quá trình phong hoá đến sự thành tạo đất, đánh giá được tác động của đất đến đời sống của con người và cung cấp những số liệu ban đầu hi vọng có ích phần nào cho những nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng, dinh dưỡng thực vật và môi trường sinh thái. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hai phẫu diện đất tại Trảng Bom (Đồng Nai) và Hố Bò (Củ Chi), mỗi phẫu diện có năm mẫu đất với bốn cấp hạt được lấy từ những độ sâu khác nhau. Vì trong thành phần cơ giới của đất, cấp hạt thịt và sét là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho hệ thực vật nên cấp hạt nhỏ hơn 40µm được chọn làm đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Sau khi thu thập, mẫu đất được xử lí sơ bộ trước khi phân tích. Mỗi mẫu đất ban đầu được phân tách ra thành bốn mẫu con tương ứng với bốn cấp hạt : lớn hơn 1500µm, từ 150-1000µm, từ 40-150µm và nhỏ hơn 40µm. Sau khi xử lí sơ bộ, từ 10 mẫu ban đầu ta thu được 40 mẫu con tương ứng với 4 cấp hạt đã đề cập. Theo kết