Bài viết tìm hiểu một nét nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn trước Cách mạng của Nam Cao. Đó là vấn đề số phận con người dưới đáy xã hội thực dân phong kiến. Ở đó những con người bị tha hoá, biến chất, thậm chí đánh mất nhân tính, không được hưởng quyền sống của con người. Ngòi bút của Nam Cao tỏ ra hết sức có trách nhiệm trước số phận con người. Thông qua những con người cụ thể ấy mà nội dung phản ánh hiện thực của nhà văn này đi vào chiều sâu và có giá trị nhân đạo nhân văn sâu sắc. | Thân phận con người trong truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 11 năm 2007 THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NAM CAO * PHẠM PHƯƠNG THẢO Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao đã đóng góp cho Văn học Việt Nam những truyện ngắn xuất sắc, đa dạng và hiện đại. Cuộc đời, nghệ thuật ấy đã cuốn hút biết bao nhà nghiên cứu, phê bình như ông Nguyễn Văn Hạnh, Phong Lê, Bùi Công Thuấn, Phạm Quang Long, Hà Văn Đức, chúng ta có rất nhiều tài liệu để tham khảo, nghiên cứu. Tuy nhiên, sáng tác của Nam Cao là sáng tác luôn gợi mở nhiều vấn đề, do đó tư duy về sáng tác của Nam Cao vẫn là điều mà nhiều người quan tâm muốn khám phá. Chúng tôi muốn tìm đến với Nam Cao ở một khía cạnh còn để ngỏ đó là thân phận con người trong truyện ngắn của ông trước cách mạng. Những tài năng bao giờ cũng khám phá ra con đường độc đáo, để lại dấu ấn cá nhân trên mỗi bước sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn Nam Cao là một trường hợp như thế. Ông nhập cuộc ở chặng cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945). Những cây bút đàn anh đi trước như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đã có nhiều thành tựu xuất sắc về những vấn đề nhức nhối đang diễn ra trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Mảng hiện thực Nam Cao chỉ có thể chiếm lĩnh là mảnh đất quê hương, những góc phố nghèo quen thuộc và những gì thật gần gũi với một cây bút mới trình làng. Ở đó, ngòi bút Nam Cao đã hướng hẳn về số phận những mảnh đời bất hạnh dưới đáy xã hội. Con người trong tác phẩm Nam Cao thường xuất hiện với những xung đột hoàn cảnh. Trận tuyến xung đột này không dễ thấy, bởi nó thâm nhập, diễn ra trong mỗi con người. Đó chính là sự giằng xé, dày vò giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, giữa nhân tính và thú tính, giữa khát vọng và tuyệt vọng Ranh giới hai mặt đối lập đó chỉ là tơ tóc mỏng manh. .