Trường ca hiện đại – Những chặng đường phát triển

Từ năm 1970 trở đi, trường ca sử thi hiện đại nở rộ và hầu như được sản sinh trong khói lửa chiến tranh. Một số trường ca có giá trị đã có hiệu ứng xã hội tích cực tác động sâu rộng đến tâm hồn con người Việt Nam. Ngày nay, trường ca vẫn miệt mài chảy trong dòng sông văn học hiện đại - nhất là từ 1995, sau một thời gian im vắng - trường ca đã xuất hiện trở lại ngày càng nhiều nhờ các cuộc thi sáng tác trường ca do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phát động. Tuy nhiên, các tác phẩm đa phần lại thuộc về những người hồi tưởng quá khứ, kí ức chiến tranh bằng những cảm xúc trữ tình lắng sâu, chiêm nghiệm. | Trường ca hiện đại – Những chặng đường phát triển Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 11 năm 2007 TRƯỜNG CA HIỆN ĐẠI - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM * 1. Từ trường ca sử thi truyền thống đến trường ca hiện đại Con đường đi từ trường ca sử thi truyền thống đến trường ca hiện đại là cả một quãng thời gian dài dằng dặc. Trên thế giới, các trường ca sử thi nổi tiếng như : Iliat-Ôđixê của Hilạp cổ đại, Mahabharata, Raymayana của Ấn Độ đã được tôn vinh, mang giá trị văn hoá đặc sắc của toàn nhân loại. Ở Việt Nam ta cũng thế, từ “Đẻ đất, đẻ nước”. đến các ngâm khúc như Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), truyện thơ Truyện Kiều (Nguyễn Du) rồi đến trường ca hiện đại như : Theo chân Bác (Tố Hữu), M ặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo) phải trải qua biết bao thời gian sàng lọc, sáng tạo quí giá. Một trong những nhà thơ lãng mạn lớn nhất của Phương Tây ở thế kỉ XIX - Thi hào Pháp Victor Hugo, và nhà thơ lớn của Liên Xô (cũ) ở nửa đầu thế kỉ XX là Maiakovaki đã nói rằng : “Thể loại trường ca sống mãi” ; tất nhiên là hình thức của thể loại trường ca phải phù hợp với thời đại, thời đại quy định thi pháp trường ca, trưòng ca in đậm dấu ấn thời đại. Trong bài viết “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hê-ghen đ ến “trường ca” hiện đại ở ta” [11, ] trên cơ sở nghiên cứu Mĩ học tập 2 của Hê-ghen, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Văn Khang đã đi sâu tìm hiểu nguồn gốc sử thi, tính khái quát của trường ca sử thi, xung đột sử thi, tính cách sử thi và chi tiết trong trường ca sử thi. Theo ông, thời điểm ra đời của sử thi có thể là một biên độ rộng rãi hơn nhưng có thể khu biệt bằng cả một “thời kì trung gian, trong đó một dân tộc thoát khỏi tình trạng mê muội của nó” và nhận thức ra “một hồi âm về sự gắn bó của mỗi thanh niên mang ý thức .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.