Dùng Primer để đánh giá sự phân bố của cá trên kênh Cái Mây, Tân Phú, An Giang

Tình trạng suy thoái tài nguyên thủy sản là một thách thức lớn cho cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những người nông dân có ít đất hay không có đất sản xuất và những người dân sống ở vùng ngập lũ. Trong đó các hoạt động như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã gây chết đa phần các loài thủy sản đồng thời cũng không còn vùng đất trống cho sự trú ẩn và sinh sản của nhiều loài cá đồng. Việc điều tiết nước qua hệ thống cống đập cũng hạn chế phần nào sự phục hồi nguồn lợi cá từ môi trường bên ngoài. Tình trạng khai thác thủy sản quá mức cũng là một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi nguồn lợi này. | Dùng Primer để đánh giá sự phân bố của cá trên kênh Cái Mây, Tân Phú, An Giang Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 14 năm 2008 DÙNG PRIMER ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁ TRÊN KINH CÁI MÂY, TÂN PHÚ, AN GIANG Dương Trí Dũng1, Lê Văn Dũ2, Huỳnh Quốc Tịnh3, Nguyễn Thành Công Thiện4 1. Giới thiệu Tình trạng suy thoái tài nguyên thủy sản là một thách thức lớn cho cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những người nông dân có ít đất hay không có đất sản xuất và những người dân sống ở vùng ngập lũ. Trong đó các hoạt động như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã gây chết đa phần các loài thủy sản đồng thời cũng không còn vùng đất trống cho sự trú ẩn và sinh sản của nhiều loài cá đồng [4]. Việc điều tiết nước qua hệ thống cống đập cũng hạn chế phần nào sự phục hồi nguồn lợi cá từ môi trường bên ngoài [5]. Tình trạng khai thác thủy sản quá mức cũng là một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi nguồn lợi này. Việc thành lập khu bảo tồn là một biện pháp khả thi nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng việc hình thành và quản lý khu bảo tồn là một thách thức. Việc sử dụng các thông số môi trường nước và đậc biệt là sự phân bố của thủy vật để phân vùng thủy vực là một việc làm có ý nghĩa thiết thực ứng dụng vào công tác bảo tồn thủy sản. 2. Phương pháp nghiên cứu . Điểm khảo sát Trên hệ thống kinh Cái Mây, 10 điểm được chọn để khảo sát với đặc điểm và tọa độ vị trí được thể hiện trong bảng . Các vị trí từ P2 đến P7 là các điểm khảo sát trên kinh Cái Mây, điểm P1 và điểm P8 là hai kinh cắt ở hai đầu của kinh Cái Mây và hai điểm P9 và P10 là các điểm trên ruộng hai 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường ĐH Cần Thơ 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường ĐH Cần Thơ 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường ĐH Cần Thơ 4 Sở Tài nguyên – Môi trường An Giang 61 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Dương Trí Dũng và các tác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.