Bàn về sự tế nhị trong ngôn ngữ giao tiếp của người Trung Hoa

Quan niệm truyền thống của dân tộc Trung Hoa xưa nay luôn coi trọng vấn đề tế nhị trong giao tiếp ngôn ngữ, luôn xem vấn đề tế nhị trong giao tiếp là một yếu tố quan trọng của việc đối nhân xử thế. Bài viết này điểm lại những quan điểm về sự tế nhị trong giao tiếp của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc, đồng thời đưa ra kết luận nêu lên tầm quan trọng của sự tế nhị trong việc giao tiếp ngôn ngữ. | Bàn về sự tế nhị trong ngôn ngữ giao tiếp của người Trung Hoa Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 BÀN VỀ SỰ TẾ NHỊ TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI TRUNG HOA Nguyễn Thị Hạnh* 1. Sự tế nhị trong ngôn ngữ Trong những năm gần đây, một số chuyên gia về ngôn ngữ học đã rất chú ý tới tầm quan trọng của vấn đề tế nhị trong giao tiếp, vì thế vấn đề nghiên cứu về sự tế nhị trong giao tiếp đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã phân tích và nghiên cứu vấn đề tế nhị trong giao tiếp từ các góc độ khác nhau như sau: Ông Lã Thúc Tương cho rằng vấn đề tế nhị trong giao tiếp là: “Vào thời điểm này, địa điểm này, nói chuyện với người này về vấn đề này, cách nói như vậy là tốt nhất, nhưng trong trường hợp khác, cũng nói về vấn đề đó, nhưng nếu dùng cách nói đó lại chưa chắc là tốt nhất, mà cần phải thay đổi cách nói cho khác đi”.† Ông Trương Chí Công định nghĩa: “Cái gọi là sự tế nhị trong giao tiếp, chính là trong trường hợp khi cần nói một vấn đề gì đó với những người có liên quan, người nói cần phải cân nhắc xem nên nói như thế nào là thích hợp nhất để phù hợp với cả người nghe và người nói”,‡ hoặc “Cái gọi là sự tế nhị trong giao tiếp, chính là dưới tiền đề của sự thật và trên tinh thần thực sự cầu thị, phải căn cứ vào trường hợp và đối tượng cụ thể để có cách nói thích hợp thể hiện sự tu dưỡng cần có của bản thân”. Ông Hà Tự Nhiên nói: “Muốn cho ngôn ngữ được tế nhị, thì khi nói, người nói cần phải chú ý cho ngôn ngữ của mình có chừng mực, việc gì cần nói thì hãy nói, việc gì không cần nói thì không nên nói”.§ * ThS. – Trường ĐHSP Tp. HCM † Trần Kiện Dân (1987), Nghệ thuật nói chuyện, NXB Văn học ‡ Trương Chí Công (1985), Tu từ là một quá trình chọn lựa, NXB Giáo dục Thượng Hải § Lâm Đại Tân – Tạ Triều Quần (11 - 2005), Bàn về nguyên tắc tế nhị của giao tiếp ngôn ngữ: tranh luận và ý nghĩa, Tạp chí dạy học và nghiên cứu ngoại ngữ 187 Ý KIẾN TRAO

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.