Phục hồi Enzyme Cholinesterase trong thịt cá rô (Anabas testudineus) sau khi tiếp xúc với thuốc sâu Diazinon

Nghiên cứu này được đặt ra nhằm tìm hiểu khả năng phục hồi ChE trong thịt cá rô sau khi tiếp xúc với diazinon. Kết quả nhận được sẽ là cơ sở cho dự báo rủi ro của việc phun thuốc BVTV Diazinon đến cá rô trong điều kiện thực tế. | Phục hồi Enzyme Cholinesterase trong thịt cá rô (Anabas testudineus) sau khi tiếp xúc với thuốc sâu Diazinon Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 16 năm 2009 PHỤC HỒI ENZYME CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) SAU KHI TIẾP XÚC VỚI THUỐC SÂU DIAZINON Ngô Tố Linh*, Nguyễn Văn Công† 1. Giới thiệu Cá rô (Anabas testudineus) thường được tìm thấy ở nhiều dạng thủy vực nước ngọt như ao, hồ, kênh, rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ruộng lúa là nơi mà cá thường xuất hiện và có lẽ vì thế mà người dân Nam Bộ quen gọi là “cá rô đồng”. Đồng ruộng cũng là nơi mà thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng thường xuyên với lượng rất cao [1]. Những năm gần đây rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá xuất hiện và gia tăng ở ĐBSCL () nên hóa chất BVTV có thể được sử dụng nhiều hơn. Phần lớn thuốc BVTV được sử dụng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước ở ĐBSCL. Do vậy, cá rô không thể tránh khỏi những ảnh hưởng do sử dụng hóa chất BVTV trên đồng ruộng. Thuốc BVTV Diazinon được sử dụng khá phổ biến trên ruộng lúa [5]. Hoạt chất này bền vững trong môi trường trung tính (Tomlin, 1994), môi trường thường gặp trên ruộng lúa. Nồng độ diazinon gây chết 50% cá rô cỡ giống sau 96 giờ (LC50-96h) là 6,55mg/L [8]. Diazinon thuộc nhóm lân hữu cơ, có liên kết P=S trong cấu tạo và gây chết động vật qua ức chế cholinesterase (ChE) [10], loại enzyme có chức năng chuyển tải các tín hiệu thần kinh ở động vật và rất nhạy cảm với hóa chất gốc lân hữu cơ và carbamate. Khi enzyme bị ức chế hơn 70% sẽ làm đa số sinh vật chết [4]. Công và cộng sự (2008) đã phát hiện sau 3 giờ tiếp xúc với Diazinon ở nồng độ 0,1 mg/L hoạt tính ChE ở não cá rô bị ức chế đến 59% và không có dấu hiệu phục hồi sau 48 giờ tiếp xúc. Trong canh tác lúa, thuốc BVTV được phun bình quân 20 ngày/lần [1]. Như vậy, khả năng phục hồi ChE trước lần phun tiếp theo như thế nào là vấn đề cần được tìm hiểu. Nghiên cứu này được đặt ra nhằm tìm hiểu khả năng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.