Nước thải từ trại chăn nuôi lợn được xử lý bằng một số phương pháp thông thường như bể biogas, UASB. thường chưa đạt tiêu chuẩn, bởi vì còn có một số chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước. Để có thể chấp nhận tái sử dụng được nguồn nước này là một thách thức lớn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn cùng với sự sinh trưởng và phát triển của tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. | Ứng dụng tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau xử lý bằng UASB TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153 ỨNG DỤNG TẢO Chlorella sp. VÀ Daphnia sp. LỌC CHẤT THẢI HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN SAU XỬ LÝ BẰNG UASB Võ Thị Kiều Thanh*, Nguyễn Duy Tân, Vũ Thị Lan Anh, Phùng Huy Huấn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)thanhvtk@ TÓM TẮT: Nước thải từ trại chăn nuôi lợn được xử lý bằng một số phương pháp thông thường như bể biogas, UASB. thường chưa đạt tiêu chuẩn, bởi vì còn có một số chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước. Để có thể chấp nhận tái sử dụng được nguồn nước này là một thách thức lớn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn cùng với sự sinh trưởng và phát triển của tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. Mẫu nước thải sau khi xử lý yếm khí và hiếu khí từ trại chăn nuôi lợn Đồng Hiệp, tp Hồ Chí Minh có hàm lượng COD: 430 mg/l; BOD5: 174 mg/l; nitơ tổng số (TN): 538 mg/l; phosphor tổng số (TP): 191 mg/l được pha loãng 4 lần với nước máy đem nuôi tảo 9 ngày, ở điều kiện ánh sáng 1000 lux, nhiệt độ 28oC sinh khối tảo đạt 107 tế bào/ml, hàm lượng COD trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn giảm 65,8-88,2%; BOD5 giảm 61,4-84%; TN giảm 87,4- 90,18% đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam; chỉ có hàm lượng TP có hiệu quả xử lý là 47,7-56,15%, nhưng hàm lượng còn lại cao 18,9-100 mg/l chưa đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam. Mẫu nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau khi nuôi tảo 9 ngày trong bố trí thí nghiệm trên đem nuôi 10 Daphnid (0-24 giờ tuổi)/500 ml, sau 16 ngày đã lọc hoàn toàn lượng tảo trong mẫu và tốc độ sinh trưởng của Daphnia trong các mẫu thí nghiệm đạt từ 0,18-0,23. Hàm lượng TN và TP tiếp tục giảm lần lượt đến 94,15%, 80% và đạt tiêu chuẩn đổ ra nguồn nước. Từ khóa: Chlorella, Daphnia, nước thải chăn nuôi