Nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát khả năng ứng dụng đèn LED trong nuôi cấy in vitro cây cà phê vối năng suất cao giống TR11. | Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng led (light emiting diode) đến khả năng tái sinh cây cà phê vối (Coffea canephora) qua phôi soma TAP Bước đầuCHI khảoSINH HOC sát ảnh 2016, hưởng của38(2): 228-235 ánh sáng led DOI: BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LED (LIGHT EMITING DIODE) ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH CÂY CÀ PHÊ VỐI (Coffea canephora) QUA PHÔI SOMA Nguyễn Thị Mai1, Phan Thanh Bình1, Phan Hồng Khôi2, Đỗ Thị Gấm2*, Nguyễn Khắc Hưng3, Phạm Bích Ngọc3, Chu Hoàng Hà3, Hà Thị Thanh Bình4 1 Viện nghiên cứu KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *honggamitc@ 3 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 4 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Hóa sinh, Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam TÓM TẮT: Cà phê là cây công nghiệp quan trọng trong nền nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều diện tích canh tác cà phê đang ở trong tình trạng già cỗi do thâm canh cao, khai thác quá mức dẫn đến giảm năng suất cũng như hiệu quả kinh tế. Các diode phát quang (Light Emiting Diode-LED) đang được ứng dụng rộng trong nuôi cấy mô thực vật do có hiệu quả chiếu sáng cao, thuận tiện cho việc thiết kế và lắp đặt, chi phí năng lượng thấp. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát khả năng ứng dụng đèn LED trong nuôi cấy in vitro cây cà phê vối năng suất cao giống TR11. Sau 6 tháng nuôi cấy, các mảnh lá nuôi cấy dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau đều phát sinh mô sẹo. Tuy nhiên, các mẫu lá nuôi cấy dưới điều kiện ánh sáng LED 4 (41%R: 21%B: 38%W) cho tỷ lệ tạo mô sẹo có khả năng phát sinh phôi cao nhất (81,48% tổng số mẫu mô sẹo). Các ánh sáng LED nhìn chung cho tỷ lệ nảy mầm của phôi soma cao hơn cũng như thời gian nảy mầm ngắn hơn so với ánh sáng đối chứng. Có 95% số phôi nảy mầm ở ánh sáng LED 2 (58%R: 21%B: 21%W) sau 20 ngày .