Ấn Độ là một trong những cái nôi sớm nhất của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh Ấn - Hằng, từ 3000 năm trước CN tồn tại và bồi đắp theo dòng lịch sử, to cao sừng sững như dãy núi Hymalaya hùng vĩ với ngọn Meru thần thánhđược gọi là cột trụ trời, là cõi trời tỏa chiếu ánh hào quang lấp lánh, rực sáng cả vùng trời phương Đông. | Tính huyền bí của văn hóa Ấn Độ TÍNH HUYỀN BÍ CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ Ấn Độ là một trong những cái nôi sớm nhất của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh Ấn - Hằng, từ 3000 năm trước CN tồn tại và bồi đắp theo dòng lịch sử, to cao sừng sững như dãy núi Hymalaya hùng vĩ với ngọn Meru thần thánh được gọi là cột trụ trời, là cõi trời tỏa chiếu ánh hào quang lấp lánh, rực sáng cả vùng trời phương Đông. Cũng chính từ cột trụ trời ấy mà Ấn Độ huyền bí, nền văn hóa Ấn Độ huyền bí đi vào cõi tâm linh, và chính Ấn Độ chứ không phải nơi nào khác dẫn đưa các vùng đất phương Đông trở thành duy linh. Đó là kết tinh sâu thẳm mọi giá trị của văn hóa Ấn Độ, và chừng nào đó, của văn hóa phương Đông. Nói tính huyền bí của văn hóa Ấn Độ bởi Ấn Độ từ xưa được mệnh danh là xứ sở của thần thoại, huyền thoại với muôn điều kỳ diệu, xứ sở của cổ tích, truyền thuyết, của thần tích purana đại dương truyện. Với việc thờ phụng hàng nghìn thần linh trong tự nhiên cùng với sự suy tôn hàng nghìn nhân thần qua cặp kính phóng đại nhân cách hóa, con người Ấn Độ đã tạo dựng một hệ thống thần thoại kỳ vĩ, phong phú, không hề thua kém thần thoại Hy Lạp. Cũng chính từ cội gốc thần thoại Ấn Độ và thần thoại Hy Lạp trong quá trình phát triển xã hội đã tạo ra hai ngả đường tư duy triết lý khác nhau, không hề gặp nhau và luôn đối lập nhau: một ngả đường duy linh phương Đông và đối lập với nó là ngả đường duy lý phương Tây. Lịch sử văn minh của loài người bắt đầu xuất phát điểm từ sự toàn cầu hóa theo cách gọi đương đại hôm nay (thế giới đại đồng, như chúng ta vẫn gọi, thể hiện rõ nhất trong folklore của mọi dân tộc, ở tầng thứ nhất của lịch sử văn hóa loài người khi những gì con người làm ra, sáng tạo ra trong quan hệ với tự nhiên để tạo dựng xã hội con người, phân biệt con người với giới động vật, con người ngày càng tách xa khỏi giới động vật; còn ở tầng thứ hai là những đặc trưng văn hóa phát triển, biến đổi theo địa lý và lịch sử giúp chúng ta phân biệt dân tộc này .