Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay từ một góc nhìn

Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, tùy theo từng góc nhìn khác nhau mà người ta có thể khái quát nên những đặc điểm khác nhau của nó. Theo tác giả bài viết này, thì những nét lớn của tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay là ở chỗ xuất hiện sự hoài nghi với chính khoa học: Khoa học hiện có còn khoa học không?. | Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay từ một góc nhìn TƯ TƯỞNG VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY TỪ MỘT GÓC NHÌN Trần Hương Thư Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, tùy theo từng góc nhìn khác nhau mà người ta có thể khái quát nên những đặc điểm khác nhau của nó. Theo tác giả bài viết này, thì những nét lớn của tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay là ở chỗ xuất hiện sự hoài nghi với chính khoa học: Khoa học hiện có còn khoa học không?, sự gặp gỡ giữa khoa học thực nghiệm và khoa học nhân văn; sự gắn bó chặt chẽ giữa khoa học và đạo đức (như vấn đề nhân bản vô tính), xu hướng tôn giáo cá nhân, tâm linh. Kỳ vọng, từ nhiều góc nhìn, bạn đọc có thể thấy và trao đổi về những đặc điểm khác của văn hóa phương Tây hiện nay. Điểm nổi bật trước tiên là một Khuynh hướng muốn xóa bỏ ranh giới giữa những cái được gọi là khoa học chính xác như: vật lý, hóa học, sinh học, toán học với những cái được gọi là khoa học nhân văn như sử học, ngôn ngữ học, tâm lý học Trong khuynh hướng này có thể kể đến nhà toán học Pháp René Thom, nhà hóa vật lý Bỉ Ilya Prigogine, hoặc nhà khoa học cha đẻ của trí thông minh nhân tạo người Mỹ Marvin Minsky Dĩ nhiên ở các thế kỷ trước, ta vẫn thấy có những nhà khoa học vừa là triết gia như Thalès, Descartes, Leibniz , nhưng đó là một Descartes triết gia và một Descartes toán học gia với hai phạm trù nghiên cứu riêng biệt nhau. Trong khi đó, một số nhà khoa học của thế kỷ XX muốn ứng dụng các lý thuyết khoa học chính của họ vào các lĩnh vực nghiên cứu nhân văn; nhà khoa học trở thành nhà tư tưởng bằng chính những nghiên cứu khoa học của mình. Hoặc trong một nghĩa nào đó, nó phù hợp với điều mà nhà sinh thái học người Anh James Lovelock đã nói: "Các nhà khoa học gia, các nhà vật lý, nhà hóa học chính là những nhà sáng tạo, giống như các nhà văn" (1). Đó phải chăng là một thứ triết học của nhà kỹ thuật (Philosophie d'ingénieur)? Dù sao, không vì thế mà triết học đó

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.