Phật giáo và những ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam

Tài liệu trình bày sơ lược vài nét về triết học Ấn Độ cổ đại và trào lưu triết học Phật giáo; sự ảnh hưởng của quan điểm Phật giáo đối với đời sống văn hóa, chính trị, tinh thần người Việt Nam. | Phật giáo và những ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI ở miền bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nepan hiện nay. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ II sau công nguyên kết hợp với phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, Phật giáo cũng có những ảnh hưởng nhiều tiêu cực. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi xin khái quát một số nét chính về Triết học Ấn Độ cổ đại, trào lưu triết học tôn giáo Phật giáo và sự ảnh hưởng của quan điểm Phật giáo đối với đời sống văn hóa, chính trị, tinh thần người Việt Nam. PHẦN I: SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 1. Triết học Ấn độ cổ đại Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II đầu thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên. Người ta đã chia lịch sử phát sinh và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại ra thành hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Véda (khoảng từ cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII trước CN), thời kỳ thứ hai là thời kỳ Cổ điển, hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI đến thế kỷ I trước CN) Trong thời kỳ cổ đại Ấn Độ cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến đỉnh cao. Đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Véda, chống giáo lý duy tâm hoang đường của đạo Bàlamôn bởi đạo Phật, đạo Jaina và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    73    1    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.