Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực trên cơ sở so sánh với nhu cầu phát triển, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Ngành. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ ĐỨC HẢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. LÊ DÂN Phản biện 2: . NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. Hoạt động nghiệp vụ của Ngành vừa có yếu tố quản lý nhà nước, vừa mang tính sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 13 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, hơn 77 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế và hơn 11 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp; Để thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, người lao động, đòi hỏi ngành Bảo hiểm xã hội phải có đội ngũ công chức viên chức đủ về số lượng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ cao. Những năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức, chuẩn hóa nhân sự; đặc biệt là nâng cao đạo đức công vụ, nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang phục vụ. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội luôn đề cao nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân, chưa tương xứng với sự phát triển ngành, đội