Luận văn hệ thống lý luận về rừng và trồng rừng; đánh giá thực trạng quản lý rừng trồng trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý rừng trồng trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: . BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. Lê Dân Phản biện 2: PGS. TS. Lê Quốc Hội Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, có giá trị to lớn không chỉ đối với nền kinh tế đất nước, mà còn có vai trò quan trọng đối với phát triển sinh kế của cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái. Ở nước ta, trong suốt nhiều thập kỷ qua, rừng đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, vào phát triển nền kinh tế quốc dân và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và xói đói giảm nghèo. Tuy nhiên thực trạng hiện nay của huyện Sơn Hà (tại Báo cáo số 365/BC-UBND ngày 02/12/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hà) việc giao đất rừng bị trùng sổ đỏ để xảy ra khiếu kiện, các loại cây trồng của người dân chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa tận dụng hết quỹ đất được giao , mặt khác trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp quản lý rừng trên phạm vi cả nước nói chung và một số địa phương nói riêng. Đối với huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi chưa có đề tài nào nghiên cứu và cũng chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả cao. Do đó cần có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa