Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 8B năm 2019

Các bài viết đăng trên tạp chí gồm: Nghiên cứu thạch học và sự biến đổi sau trầm tích của đá móng carbonate tuổi Paleozoic ở phía tây bắc bể Sông Hồng; Hệ thống học nhóm Thông đất và Dương xỉ ở Việt Nam theo hệ thống PPG (Pteridophyte Phylogeny Group) I; Tối ưu điều kiện sinh tổng hợp protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis Bs04 và xác định đặc tính của enzyme. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 8B năm 2019 Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu thạch học và sự biến đổi sau trầm tích của đá móng carbonate tuổi Paleozoic ở phía tây bắc bể Sông Hồng Liêu Kim Phượng1*, Bùi Thị Luận1, Vũ Thị Tuyền2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 1 2 Viện Dầu khí Việt Nam Ngày nhận bài 12/2/2019; ngày chuyển phản biện 18/2/2019; ngày nhận phản biện 22/3/2019; ngày chấp nhận đăng 28/3/2019 Tóm tắt: Đá móng carbonate tuổi Paleozoic khu vực tây bắc bể Sông Hồng trong những năm gần đây đã khai thác được dòng dầu có giá trị thương mại. Đây là đối tượng đang được quan tâm của các công ty trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy nhiên, đá móng carbonate khu vực này chưa được nghiên cứu chi tiết về đặc tính thạch học và sự biến đổi sau trầm tích. Vì thế, nội dung của bài báo này chủ yếu tập trung phân tích và nghiên cứu chi tiết về thành phần thạch học nhằm xác định tướng đá carbonate cũng như sự biến đổi sau trầm tích. Các tướng đá carbonate ở phía đông bắc vùng nghiên cứu là đá vôi kết tinh, đá vôi packstone, đá vôi wackestone và đá bùn vôi, chúng hiếm khi bị dolomite hoá. Ở phía tây bắc của vùng đa phần là tướng đá vôi kết tinh và đá vôi packstone. Đá vôi trong khu vực bị biến đổi mạnh, tạo thành đá dolomite do ảnh hưởng của hoạt động núi lửa. Khối đá móng carbonate bị nén ép và hoà tan tạo thành kiến trúc kiểu dạng đường khâu và các dạng lỗ rỗng: lỗ rỗng nứt nẻ, lỗ rỗng hoà tan và lỗ rỗng giữa các khoáng dolomite. Trên cơ sở kết quả phân tích thạch học và đối sánh với kết quả phân tích foraminfera cho thấy, đá móng carbonate ở khu vực nghiên cứu được lắng đọng trong môi trường trầm tích biển nông. Từ khóa: bể Sông Hồng, biến đổi sau trầm tích, đá carbonate, môi trường trầm tích, tướng thạch học. Chỉ số phân loại: Giới thiệu chung Địa tầng của bể Sông Hồng có thay đổi từ bắc vào nam, trong đó địa tầng khu vực phía bắc bể Sông Hồng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.